Hướng dẫn cách cúng về nhà mới

Sau một thời gian cố gắng, chờ đợi thì ngôi nhà mới của gia đình bạn cũng xong. Bạn không thể vào ở ngay mà cần phải làm một công việc hết sức quan trọng là cúng về nhà mới; hay còn gọi là nghi lễ nhập trạch. Thấy Là Thích xin được hướng dẫn cách cúng về nhà mới sau đây.

Hướng dẫn cách cúng về nhà mới
Hướng dẫn cách cúng về nhà mới

Từ xa xưa, phong tục cúng về nhà mới đã ăn sâu vào máu thịt của người dân Việt Nam. Với quan niệm là xin phép thổ thần nơi ở, mong muốn được phù hộ, thành công trong công việc, thuận lợi trong cuộc sống thì về nhà mới phải cúng nhập trạch. Trong bài này, hãy cùng tôi xem nghi lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì; những lưu ý khi cúng, công việc cúng diễn ra như nào nhé.

Tìm hiểu thêm:

MÂM CÚNG VỀ NHÀ MỚI

Ý nghĩa của việc cúng về nhà mới

Với tuổi đời lâu dài, theo chân người dân Việt Nam thì nghi lễ nhập trạch đã trở thành một phong tục; một nghi lễ mang tính cổ đại, lâu đời của người dân Việt. Nghi lễ nhập trạch được diễn ra khi gia chủ chuyển đến nơi ở mới, một ngôi nhà mới, sinh sống tại khu vực mới. Nghi lễ này như một lời thông báo, xin phép của gia chủ với thần linh, thổ địa nơi đây. Với mong rằng được sống ở tại đây, mong được thần linh phù hộ cho cuộc sống ổn định; công việc thành công, hạnh phúc được bền lâu.

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới cần những gì

Theo quan niệm lâu đời, tổ tiên ta cho rằng mỗi nơi, mỗi khu vực, mỗi vùng đất; thì đều có những vị thần linh, thổ địa ngự trị, cai quản nơi đó. Vì thế, khi chúng ta chuyển đến nơi khác cần phải báo cáo với thần linh, cho họ biết mình chuyển đến nơi này. Đây là việc làm thể hiện lòng thành kính, biết ơn của gia chủ đối với các vị thần. Ngoài ra, còn thể hiện mong ước của gia đình, mong được che chở, phù hộ, độ trì để có được một cuộc sống bình yên, suôn sẻ trong ngôi nhà, nơi ở mới.

Một số lưu ý trước khi thực hiện lễ nhập trạch

  • Hoàn thiện nơi ở mới: gia đình bạn phải hoàn thiện việc xây dựng, có căn bếp, bàn thờ, có điện nước đầy đủ, các đồ vật cơ bản trong công cuộc sinh sống,…
  • Gia chủ nên tự mang những vật như: bài vị gia tiên, bàn thờ, tượng thần linh,… Vì theo quan niệm, nếu người khác mang vào thì sẽ khó thoát khỏi những vía không tốt.
  • Lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp để cúng về nhà mới. Việc chọn ngày đẹp, giờ đẹp, hợp với tuổi của gia chủ sẽ mang lại nhiều may mắn; cầu được ước thấy, thành công trong buổi cúng nhập trạch. Bạn nên đi tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm; hoặc các thầy cúng để có được ngày đẹp để cúng nhập trạch tốt nhất.
  • Buổi lễ nhập trạch cần được diễn ra vào buổi sáng, buổi trưa, không nên diễn ra và buổi tối.
  • Cần chuẩn bị đầy đủ mâm cúng. Mâm cúng là đại diện thể hiện lòng thành kính của gia chủ với thần linh, cần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ.
  • Cần mua chổi, cây lau nhà. Vì quan niệm rằng, nếu mang cây chổi cũ sẽ mang theo những rắc rối; quét không sạch được những điểm rủi tại ngôi nhà mới.
>>  Mâm cúng giỗ tổ nghề sửa xe cần chuẩn bị những gì để đầy đủ nhất?

Mâm cúng về nhà mới

Cúng nhập trạch là việc làm hết sức quan trọng nên cần được chuẩn bị một cách tươm tất nhất. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà chuẩn bị mâm cúng sao cho hợp lí nhất. Các lễ vật sau là những thứ không thể thiếu trong mâm cúng về nhà mới

  • Mâm ngũ quả: có thể chọn những quả sau: dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài, măng cụt,…
  • Hoa tươi
  • Hương nhang
  • Đèn cầy hoặc nến.
  • Trầu têm cánh phượng
  • Vàng mã
  • 1 đĩa muối
  • 1 đĩa gạo
  • 1 chén nước
  • 1 bộ tam sên, gồm: 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc.
  • 1 đĩa xôi
  • 1 con gà luộc.
Thủ tục cúng thổ công về nhà mới
Thủ tục cúng thổ công về nhà mới

Cúng về nhà mới như thế nào?

Việc cúng nhà mới hết sức quan trọng nên mọi người cần tìm hiểu kĩ các công đoạn cúng nhập trạch. Mọi người cần lưu ý cúng thật chuẩn nhất để mang lại nhiều may mắn cho gia đình, người thân. Công việc cúng nhập trạch có khá nhiều công đoạn nhưng cũng có phần đơn giản. Bạn nên lưu ý một vài điều để tránh mắc sai lầm. Sau đây là những việc cần làm và không nên làm trong ngày cúng nhập trạch. Hãy đọc thật kĩ để làm cho buổi cúng thật chuẩn, mang lại may mắn.

Đầu tiên, gia chủ chuyển vào nhà mới, thứ cần mang vào đầu tiên đó là chiếc chiếu hay chiếc đệm; mà gia chủ đang sử dụng trong ngôi nhà cũ. Tiếp đến là mang theo bếp (không nên mang bếp điện; vì theo quan niệm, bếp điện chỉ sinh nhiệt không sinh lửa; tức là không sinh ra của cải, không đuổi được điềm rủi đi), chổi quét nhà,… Những người theo sau cầm theo tiền vàng để mang ý nghĩa mong muốn vàng bạc đầy nhà.

Mâm cúng về nhà mới gồm những gì
Mâm cúng về nhà mới gồm những gì

Tiếp theo mọi người sẽ mang lễ vật cúng thần linh vào ngôi nhà mới. Lưu ý các lễ vật cúng thần linh được mang vào phải được sắp trên bàn hoặc được kê ở trên cao, hướng đẹp. Mọi người cần chuẩn bị chỗ để lễ vật sao cho thật thông thoáng, sạch sẽ. Cần đặt các lễ vật thật cân đối, vừa phải, ưa nhìn. 

Sau khi mọi thứ được chuẩn bị xong xuôi, gia chủ lúc này sẽ thắp một nén nhang và rồi bắt đầu đọc bài văn khấn. Khi đọc bài văn khấn cần đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Bài văn khấn cần được chuẩn bị trước để tránh bị thiếu sót, tránh mắc sai lầm.

>>  Tính ngày thôi nôi cho bé có tính tháng nhuận không?

Công việc tiếp theo là gia chủ sẽ vào bếp và đun nước rồi bắt đầu khấn với những nội dung theo thứ tự sau đây:

  • Xin phép thổ thần nơi đây cho vào ở ngôi nhà mới.
  • Xin phép được lập bát nhang để thờ cúng thần linh.
  • Xin phép được rước gia tiên về nơi đây để thờ cúng.

Những lưu ý trong khi cúng về nhà mới

  • Khi đun nước phải đun sôi từ 5 đến 10 phút, để lâu hơn thì càng tốt. Việc này như mong muốn của cải luôn đầy ắp, tràn vào ngôi nhà. Cần mở vòi nước cho chảy để mong muốn nguồn tài nguyên dồi dào hơn. Các phòng trong nhà cần phải bật tất cả các quạt để gió thổi ra mọi hướng; nhưng nên tránh thổi gió ra hướng cửa chính.
  • Nếu gia đình chưa chuyển vào ở ngay thì đêm hôm đó vẫn cần phải ngủ tại nơi đây một đêm mới hoàn thành việc cúng nhập trạch. Việc này như đánh dấu sự có mặt, sự hiện diện của gia chủ tại nơi nhà mới để thần linh có thể biết, để tâm, chú ý để phù hộ cho.
  • Khi muốn dọn dẹp đồ đạc, cần phải làm thêm lễ cáo yết gia tiên. Sau khi dọn xong, cần phải tổ chức lễ bái tạ tổ tiên để cầu mong bình an.
  • Người cầm tinh con Hổ không được giúp dọn nhà. Vì theo quan niệm, người cầm tinh con Hổ sẽ như: ‘rước hổ vào nhà’ , vì Hổ là một loài vật hung dữ, có thể gây hại đến cuộc sống của gia đình. Người tuổi Dần có tính cách rất mạnh mẽ, ngang bướng, không chịu khuất phục. Do đó, người tuổi Dần thường nảy sinh mâu thuẫn với những người xung quanh.
  • Người đang mang thai thì không nên chuyển vào nhà mới. Vì với quan niệm là chuyển vào như vậy thì phạm tội ‘Thần thai’. Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, không tốt cho người mẹ. Vậy nên, nhà có phụ nữ mang thai thì thường không nên động thổ hoặc di chuyển đồ vật đi nơi khác. Nếu gia đình vẫn phải chuyển vào nhà mới thì cần mua một chiếc chổi mới và người mang thai đó phải dùng chổi quét qua các đồ đạc một lượt rồi sau đó chuyển vào ngôi nhà mới.
  • Khi chuyển đến nhà mới cần phải tiến hành thủ tục xin chuyển bát hương và làm lễ xin nhập bát hương vào ngôi nhà mới.
  • Bàn thờ không được đặt quay thẳng ra cửa, hướng nhà kho hay nhà vệ sinh. Cần đảm bảo quy tắc ‘ Nhất vị Nhị hướng’.
  • Nên treo chuông gió ở các nơi trong ngôi nhà. Việc này giúp xua đuổi điềm rủi, dẫn dắt khí luân chuyển ở trong nhà.
  • Khi chuyển vào nhà mới, cần xông nhà. Việc này giúp xua đi chướng khí được tích tụ ngày lâu trong ngôi nhà mới.
  • Cần vui vẻ trong ngày chuyển nhà. Không được khóc, buồn phiền, cãi vã trong ngày làm lễ cúng nhập trạch.
  • Cần nổi lửa bếp trong ngày làm lễ nhập trạch. Việc này mong muốn tiền tài luôn sinh sôi, nảy nở, nhiều trong ngôi nhà mới.
  • Cần thắp sáng điện 3 đêm sau ngày nhập trạch. Việc này giúp khí trong nhà luôn thịnh vượng, không tắt.
  • Mời bạn bè, người thân đến chơi cho nhà có không khí vui vẻ để đuổi tà khí, điều không may mắn.
>>  Cúng thôi nôi cho bé tại nhà trọ được không?

Đặt mâm cúng nhập trạch ở đâu?

Nếu bạn đang cảm thấy băn khoăn khi muốn lựa chọn đặt mâm cúng nhập trạch mà không biết đặt ở đâu, thì hãy tìm đến Thấy Là Thích.

Thấy Là Thích là đơn vị đồng hành cùng khách hàng trong những mâm cỗ cúng trong các ngày như lễ, tết, khai trương, đầy tháng, nhập trạch,… Thấy Là Thích có đội ngũ nhân viên vô cùng chuyên nghiệp cùng với nhiều năm kinh nghiệm trong công cuộc chuẩn bị mâm cúng gửi đến khách hàng. Thấy Là Thích luôn tâm huyết với từng sản phẩm làm ra, mong muốn cho khách hàng có được mâm cúng vô cùng tuyệt vời, đẹp mắt, ngon miệng cho những ngày lễ cúng.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng về nhà mới trọn gói

Với kinh nghiệm lâu năm, mâm cúng nhập trạch được Thấy Là Thích làm nên hết sức hài lòng cho khách hàng. Với nguyên liệu tươi ngon, nhân viên chuyên nghiệp, Thấy Là Thích cho ra hàng trăm mâm cúng nhập trạch cho biết bao gia đình trên mảnh đất hình chữ S này. 

Bạn hãy liên hệ ngay Thấy Là Thích để được biết thêm thông tin chi tiết. Đội ngũ nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng giải đáp hết các thắc mắc của khách hàng để giúp mọi người đặt được mâm cúng đúng ý của khách hàng nhất.

Qua bài viết trên, tôi mong rằng đã phần nào giải đáp hết những khúc mắc của mọi người về ngày cúng về nhà mới. Mong rằng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cúng thật chu đáo, đầy đủ nhất có thể. Mong rằng mọi người có thể tiến hành cúng nhập trạch một cách đúng chuẩn để mang lại may mắn cho gia đình và người thân. Mọi người cần lưu ý những việc cần và không nên làm trước, trong và sau buổi lễ nhập trạch để mọi thứ được suôn sẻ nhất có thể.

MÂM CÚNG KHÁC