Giới thiệu tổng quan về các mâm cúng giỗ tổ nghề tại Việt Nam.
Mỗi nghề lại có một tổ nghiệp riêng mà những người làm trong ngành đó cần phải cực kì tôn kính để cầu mong tổ nghề phù hộ cho mình được bình an, thành đạt. Cùng tìm hiểu về các mâm cúng giỗ tổ nghề khác nhau nhé.
Tổ nghề là gì?
Tổ nghề là những người có công sáng tạo nên 1 nghề nào đó và có công lớn trong việc truyền bá, sáng lập, đưa nghề phát triển lên một bước tiến mới.
Cúng tổ nghề là hành động thể hiện sự tôn trọng, ghi nhớ công ơn đối với người đã giúp mình có công ăn nghề nghiệp trong cuộc sống hiện tại. Những thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước gìn giữ nghề nghiệp và tạo nên truyền thống giỗ tổ nghề vào những ngày nhất định trong năm.
Ý nghĩa của việc bày mâm cúng tổ nghề ngoài việc bày tỏ lòng biết ơn thì còn là lời cầu mong, khấn tạ mong các vị tổ nghề phù hộ cho con cháu làm nghề được suôn sẻ, gặp nhiều may mắn, tránh được những rủi ro có thể xảy ra trong nghề.
Ngày giỗ tổ nghề hay còn được gọi với tên gọi khác là ngày giỗ phường nghề. Mỗi ngành nghề có một vị tổ nghề riêng như ngành may thì có tổ nghề là Lỗ Ban, ngành sân khấu thì có 3 vị tổ nghề gọi là tam vị thánh tổ (Tiên sư là vị đã thành lập ra nghề sân khấu, Tổ sư là vị đã tiếp nối và lưu truyền nghề, Thánh sư là vị có công soạn tuồng).
Trong mỗi ngành nghề lớn lại có những người được xem là tổ nghề của từng lĩnh vực nhỏ ví dụ như trong lĩnh vực sân khấu có bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam là bà Phạm Thị Trân, tổ nghề sân khấu tuồng là Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn, tổ nghề sân khấu cải lương là Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú), tổ nghề sân khấu kịch nói là Vũ Đình Long, tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm là Trần Quốc Đĩnh, tổ nghề sân khấu ca trù là Đinh Dự, tổ nghề nhiếp ảnh là Nguyễn Lan Hương và Bà tổ nghề trò Xuân Phả là Dương Thị Nguyệt
Mâm cúng tổ nghề có thể đặt tại gia đình người làm nghề hoặc được đặt trong bàn thờ tổ sư theo dạng miếu, đình, đền để con cháu trong ngành có thể đến thăm viếng. Nhiều nơi làng nghề, phường nghề còn có miếu, thành hoàng để cúng tổ nghề, người đã khai sinh ra làng nghề.
Một số lễ cúng giỗ tổ nghề tiêu biểu tại Việt Nam
Lễ cúng giỗ tổ nghề may mặc
Mỗi ngành nghề lại có đặc trưng riêng vì vậy mâm cúng tổ nghề của mỗi ngành cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu về lịch sử và những thức đồ cần chuẩn bị trong mâm cúng giỗ tổ nghề may dưới đây:
Tương truyền rằng, bà tổ nghề may có tên là Nguyễn Thị Sen, là người của làng Trạch Xá, từng được phong là tứ phi Hoàng hậu của vua Đinh Tiên Hoàng. Bà là người có nhan sắc tuyệt đẹp, lại là người khéo léo nên đã cùng các cung nữ trong cung phát triển ra nghề may.
Sau khi vua mất, quyền lợi chuyển giao, bà Nguyễn Thị Sen cũng công chúa Liên hoa từ giã kinh thành Hoa Lư để trở về quê truyền dạy nghề may cho bà con trong dân làng. Vì vậy, khi bà mất, dân làng rất tôn kính và lập đền thờ, tôn và làm bà tổ nghề may. Lễ cúng tổ nghề may được tổ chức vào sáng ngày 12 tháng 12 hàng năm.
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề may cần những đồ lễ gì?
Mâm cúng giỗ tổ nghề may bao gồm những thức sau đây:
- 1 đĩa trái cây ngũ quả tươi ngon, đẹp mắt, tùy từng vùng miền mà có thể cúng những loại quả khác nhau
- 1 bình hoa cúc kim cương mang ý nghĩa của sự trường thọ, ý muốn cầu mong nghề sẽ được lưu truyền mãi về sau
- 1 thẻ nhang rồng phụng (khi thắp hương thắp số lẻ 3 hoặc 5 nén, hoặc 1 cuộn nếu là nhang vòng)
- 2 cây đèn cầy
- 1 hũ muối, 1 hũ gạo
- Trà pha sẵn
- 1 chai rượu nếp
- 1 chai nước suối
- 1 đĩa trầu cau
- Giấy tiền cúng giỗ tổ nghề xây dựng
- 1 đĩa xôi
- 1 con gà trống luộc nguyên con (gà trống là loài vật biểu trưng cho 5 đức tính tốt đẹp của con người bao gồm văn, võ, dũng, chí, tín)
- 1 con heo quay
- 1 đĩa bánh bao hoặc 1 đĩa bánh hỏi, bánh chưng
- 1 đĩa chả lụa
Nghi thức cúng giỗ tổ nghề may.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ mâm cúng và bày biện ngay ngắn, tổ trường, người đứng đầu nhóm thợ may sẽ ăn mặc chỉnh tề, đứng trước mâm cúng để thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ.
Đầu tiên, cần lên hương đèn, thắp 3 cây nhang, đặt lên mâm cúng và vái 3 vái rồi bắt đầu khấn vái. Nội dung của bài khấn tùy từng vùng miền mà sẽ có chút thay đổi, tuy nhiên, chủ yếu xoay quanh lời cảm ơn tổ nghề may đã sáng tạo ra nghề này, giúp con cháu sau này có cái nghề cái nghiệp, kiếm được cơm ăn áo mặc và có được đời sống sung túc, giúp ích cho cộng đồng, xã hội.
Đồng thời, người cúng sẽ cầu mong tổ nghề phù hộ cho con cháu làm ăn ngày càng được thuận lợi, phát đạt, gặp nhiều suôn sẻ trong công việc, có thêm nhiều người nối nghiệp để nghề may có thể phát triển lâu dài.
Lễ cúng hoàn tất, các anh chị em trong nhóm thợ may ngồi lại quây quần nói chuyện, chia sẻ những kinh nghiệm làm nghề may như thế nào để tạo ra những sản phẩm may đẹp nhất. Sau khi hết nén nhang, người cúng cần khấn xin tổ nghề được đem tiền vàng đi đốt và xin thụ hưởng lễ vật để cả nhóm cùng hưởng lộc của tổ nghề.
Lễ cúng tổ nghề sân khấu.
Giỗ tổ nghề sân khấu hay ngày giỗ tổ nghề nghệ sĩ cũng là một trong những ngày Trung để những người có công xây dựng và phát triển trong lĩnh vực sân khấu được nhận lễ. Thông thường thì người ta cúng giỗ tổ nghề sân khấu sẽ nhắc đến 3 vị tổ nghề hay còn gọi là tam vị Thánh Tổ. Tam vị Thánh tổ của nghề sân khấu bao gồm có tiên sư người đã khai sáng ra nghề sân khấu, tổ sư là người nối tiếp và lưu truyền nghề và thánh sư là người soạn tuồng.
Thông thường thì người ta sẽ lựa chọn ngày 12 tháng 8 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ nghề sân khấu. Đây cũng là một trong những ngày mà chính phủ Việt Nam đã lựa chọn làm ngày truyền thống sân khấu Việt Nam từ năm 2011.
Lễ cúng giỗ tổ nghề thêu.
Nghề thêu cũng là một trong những nghề truyền thống của Việt Nam có từ thế kỷ 16. Theo như lưu truyền thì ông tổ của nghề theo đó là Lê Công Thành tên thật là Trần Quốc Khải sinh ngày 18 tháng 1 năm 1606 và mất ngày 12 tháng 6 năm 1661 quê ở làng Quốc Đổng, phường Thường Tín tỉnh Hà Tây.
Ngày giỗ Tổ Nghề Thêu được lựa chọn là ngày 12 tháng 6 âm lịch nhằm với ngày mất của ông tổ nghề thêu. Vào ngày này thì những người theo nghề theo đều tổ chức lễ cúng ông tổ và đến nay thì truyền thống cúng kiến này đã có hơn 300 năm.
Lễ cúng giỗ tổ nghề buôn bán.
Cúng giỗ tổ nghề buôn bán thì người ta thường cúng Chử Đồng Tử Phu nhân đầu tiên của người Việt Nam và cũng là một trong những vị thần linh để bảo hộ nghề buôn bán.
Thông thường thì những người theo nghề buôn bán khi ghé đền thờ của Chử Đồng Tử và Tiên Dung thì đều dùng thuyền và lên bờ để thắp hương cầu khấn. Theo truyền thống thì người ta sẽ tổ chức lễ cúng giỗ Tổ Buôn bán vào ngày mùng 10 đến 15 tháng 3 âm lịch tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
Lễ cúng giỗ Tổ ngành Mộc
Cúng giỗ Tổ ngành mộc thì người ta sẽ chia ra làm 2 đợt. Đợt đầu tiên sẽ tổ chức vào ngày 13 tháng 6 âm lịch và đọc thứ hai sẽ tổ chức vào ngày 20 tháng chạp âm lịch. Thông thường thì cúng giỗ Tổ ngành mộc Nhằm để tưởng nhớ đến Nguyễn Công Nghệ.
Lễ cúng giỗ Tổ ngành xây dựng.
Ngành nghề xây dựng sẽ bao gồm có thợ hồ và thợ này được tổ chức vào ngày 20 tháng chạp hàng năm. Thông thường thì vào ngày này các công ty thuộc ngành xây dựng sẽ tổ chức cúng giỗ tổ. Bên cạnh đó vào ngày 13 tháng 6 âm lịch hàng năm thì những người thợ xây hoặc thợ nền cũng tổ chức một buổi lễ nhỏ tại nơi mình thi công.
Lễ cúng giỗ tổ nghề tóc.
Ngày giỗ tổ nghề tóc là ngày nào trong năm cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi muốn tổ chức cúng tổ nghề. Dựa vào nguồn gốc chưa kể lại thì về giỗ tổ nghề tóc là ngày 20 tháng giêng nhằm tưởng nhớ những người đã có công hình thành và phát triển. Những người theo nghề tóc để chuẩn bị lễ vật đầy đủ cho mâm cúng tổ nghề đồng thời chuẩn bị thêm một bài văn khấn.
Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề chi tiết và chuẩn nhất năm 2021.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng giỗ tổ nghề như trên, người khấn (tín chủ, gia chủ) dâng hương và đọc bài văn khấn cúng tổ nghề sân khấu dưới đây:
Những điều cần biết khi chúng ta cúng giỗ tổ nghề.
Để đảm bảo cho việc cúng tổ nghề diễn ra một cách thuận lợi nhất thì chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây.
- Việc đầu tiên mà những người cúng tổ nghề cần nhớ đó là chúng ta cần phải nhớ được ngày tổ chức cúng tổ nghề của mình. Thông thường thì ngày tổ chức cúng tổ nghề được quy định cụ thể phải do đó chúng ta nên lưu lại để nhớ.
- Thời gian thích hợp nhất để cúng tổ nghề đó chính là buổi sáng sớm. Muốn cúng tổ nghề thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật và một bài văn khấn kèm theo để sử dụng.
- Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng tổ nghề theo hướng dẫn ở phía bên trên. Nếu như cảm thấy quá khó khăn trong việc chuẩn bị mâm cúng tổ nghề thì chúng ta có thể sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề. Ưu tiên lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề có kinh nghiệm để hỗ trợ và tư vấn.
- Để có thể thực hiện được nghi lễ cúng tổ nghề theo đúng truyền thống của người Việt Nam thì chúng ta cũng cần phải chuẩn bị thêm một bài văn khấn.
- Cần phải thể hiện được lòng thành của người theo ngày khi cúng tổ nghề để đảm bảo được nhận sự phù hộ từ ơn trên.
Đặt mâm cúng giỗ tổ nghề ở đâu là tốt nhất?
Để đơn giản trong việc chuẩn bị lễ vật mâm cúng tổ nghề thể hiện nay có rất nhiều người sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng. Tuy nhiên khi chúng ta có nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề thì nên lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm. Nếu như quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề vui lòng liên hệ với Mâm Cúng Tâm Linh.
Chúng tôi hiện nay là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp gói dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề. Cam kết chất lượng và giá cả của mâm cúng sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất cho quý khách hàng khi có nhu cầu sử dụng.
Đặc biệt là chúng tôi còn hỗ trợ mang lễ vật đến tận nơi cho khách hàng thực hiện nghi lễ cúng kiến theo đúng với tâm linh của người Việt. Tặng kèm nhiều phần quà giá trị và chiết khấu cao dành cho khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề trọn gói. Mọi thông tin thắc mắc của khách hàng về dịch vụ đặt mâm cúng tổ nghề cũng như nhận hỗ trợ tư vấn vui lòng nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi.
Quý khách hàng sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng do chúng tôi cung cấp chỉ cần liên hệ còn tất cả mọi việc là chúng tôi sẽ hỗ trợ chuẩn bị lễ vật đầy đủ nhất. Giúp cho quý khách hàng có thể chuẩn bị nghi lễ cúng kiến tổ nghề đơn giản và hữu hiệu.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các mâm cúng giỗ tổ nghề khác nhau của nước Việt. Quý bạn đọc có thể tham khảo trọn bộ đồ cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm để có thể chuẩn bị được mâm cúng giỗ tổ nghề tươm tất nhất.