Giới thiệu chung về Mâm cúng nhập trạch về nhà mới và thủ tục cúng?
Mâm cúng nhập trạch (mâm cúng vào nhà mới) là mâm cúng mà gia chủ cần thực hiện để báo cáo mọi việc với thổ địa, thần linh và tổ tiên. Vậy mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?
Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch về nhà mới là gì?
Cúng nhập trạch là một trong những nghi lễ cổ truyền của dân tộc ta. Mâm cúng nhập trạch như một lời báo cáo, “đăng ký” hộ khẩu với thần linh, thổ địa trong nhà.
Dân gian ta vẫn thường quan niệm mỗi vùng đất đều được cai quản bởi 1 vị thần gọi là thổ địa. Con người chuyển đến sinh sống ở một vùng đất nào đó để cần phải xin phép thổ địa thì mới có thể có cuộc sống bình yên, mọi sự suôn sẻ.
Đồng thời, lễ cúng nhập trạch cũng là “lời mời” gia tiên trong nhà chuyển cùng đến vùng đất mới sinh sống. Gia chủ khi cúng nhập trạch cũng sẽ cầu xin thần linh được rước bài vị, vong linh của gia tiên vào ở cùng để phù hộ cho con cháu.
ĐẶT MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI TRỌN GÓI
Mâm cúng nhập trạch về nhà mới gồm những gì?
Để chuẩn bị mâm cúng nhập trạch được chu đáo, đầy đủ, gia chủ cần lưu ý mua sắm những đồ lễ chính sau đây: hoa quả, rượu thịt, đồ vàng mã.
Hoa quả trong đồ cúng lễ phải tươi đẹp, được bày biện ngay ngắn. Gia chủ nên chuẩn bị 1 đĩa gồm ít nhất năm loại quả khác nhau như chuối, xoài, đu đủ, dưa hấu, cam, táo, lê,…Lưu ý nên bày biện theo số lẻ như 5, 7, 9 loại quả khác nhau để đem lại may mắn cho gia chủ. Nên chọn những trái to, đẹp, không bị bầm dập, thối nát để thể hiện lòng thành với bề trên.
Hoa trong mâm cúng có thể là hoa cúc, hoa lay ơn, hoa đồng tiền, hoa hải đường. Những loại hoa này là lựa chọn hàng đầu của người Việt Nam khi làm mâm cúng nhập trạch bởi nó có ý nghĩa đem lại may mắn, tiền tài cho gia chủ, đồng thời thể hiện sự tôn kính với thần linh.
Những loại hoa thường sử dụng trong mâm cúng nhập trạch về nhà mới
- Hoa cúc: Loài hoa tươi lâu, có màu vàng của sự hân hoan, đem lại may mắn cho gia chủ, thể hiện mong muốn cuộc sống êm đẹp trong căn nhà mới
- Hoa lay ơn: Cúng hoa lay ơn trong mâm lễ nhập trạch thể hiện sự kính trọng đối với gia tiên, thay lời cầu mong cho gia đình luôn bình an, vạn sự như ý
- Hoa đồng tiền: Tượng trưng cho tài lộc, có thể mang lại tiền tài, may mắn cho gia chủ
- Hoa hải đường: Là loài hoa tượng trưng cho sự phú quý, an khang thịnh vượng
Bên cạnh những loài hoa nên chọn để bày trên mâm cúng nhập trạch, gia chủ cũng nên lưu ý không chọn những loại hoa sau đây vì nó là những loài hoa đem lại điều xấu, điều không may.
- Hoa phong lan: Là loài hoa tượng trưng cho sự đa tình, phóng túng, không thích hợp bày lên mâm cúng thần linh, gia tiên
- Hoa lan móng rồng: Tên gọi loài hoa thể hiện sự dữ dằn cũng không nên được chọn làm loài hoa cúng trong mâm lễ nhập trạch
- Hoa ly: Hoa ly tượng trưng cho sự li tán, chia li, nếu được cúng trên bàn thờ gia tiên có thể đem lại điều không may mắn cho gia chủ
- Hoa phù dung: Đây là loài hoa dễ phai màu, tượng trưng cho sự tàn lụi nên người ta cũng thường kiêng cắm loài hoa này trên bàn thờ
- Hoa đại: Hoa đại theo quan niệm dân gian là nơi lưu chứa những linh hồn đã khuất không có nơi cư ngụ, nên người ta kiêng cắm hoa đại trên bàn thờ gia tiên trong nhà.
Lưu ý khi cắm hoa trong ngày lễ cúng nhập trạch:
- Chọn hoa tươi, đẹp, không dập nát, hoa vừa chớm nở, tuyệt đối không dùng các loại hoa kiêng kị hoặc hoa giả để bày trên mâm cúng
- Chọn số cành hoa để cắm trong bình là số lẻ vì sẽ mang lại may mắn cho gia chủ
- Không nên cắm quá nhiều loại hoa khác nhau với đủ loại màu sắc sặc sỡ
Hoa quả được bày biện trong mâm cúng thể hiện lòng thành kính của con cháu với các bậc thần kinh và gia tiên trong nhà. Vì vậy, gia chủ hãy thật lưu ý khi chọn lựa những thức đồ lễ này sao cho đẹp mắt, tươi tắn để cầu mong bình an, suôn sẻ, thuận lợi cho gia đình.
Tùy vào hoàn cảnh của từng gia đình (ăn chay hoặc không ăn chay) mà khi sắm sửa mâm cúng nhập trạch có thể lựa chọn cúng cơm chay hoặc cơm mặn.
Đối với mâm cúng chay, các bạn có thể chọn những thức khác nhau như:
- Rau củ xào
- Canh nấm
- Xôi
- Nem chay
Với những gia đình cúng cơm mặn, đồ cúng có thể bao gồm:
- 1 bộ tam sinh bao gồm 1 miếng thịt lợn luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc
- 1 đĩa xôi (xôi gấc, xôi đỗ)
- 1 con gà trống luộc (luộc nguyên con, không tách rời các bộ phận)
- 3 chén trà
- 3 chén rượu
- 3 điếu thuốc
- Món xào (thịt xào)
- Món canh (canh xương, canh rau củ, canh nấm)
Tùy vào từng vùng miền và thói quen sinh hoạt mà gia chủ có thể lựa chọn những đồ cúng khác nhau. Điều quan trọng là mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất để thể hiện lòng thành kính với thần linh, gia tiên.
Lưu ý khi sắp rượu thịt lên mâm cúng: các món ăn cần được xếp cân đối, đẹp mắt, không được sắp xếp tùy tiện, lộn xộn vì như vậy thể hiện sự bất kính với đấng bề trên.
Đồ vàng mã cần chuẩn bị trong mâm cúng nhập trạch bao gồm:
- Nhang thắp
- 2 cây đèn cầy
- 3 miếng trầu têm cánh phượng
- giấy tiền vàng
- 1 đĩa muối gạo, 3 hũ nhỏ bao gồm 1 hũ muối, 1 hũ gạo, 1 hũ nước
- bát rượu ngũ vị hương cùng đĩa gạo thần tài, 1 bông hoa để riêng để sau khi khấn xong nhúng vào bát nước làm nghi lễ vảy nước các góc nhà.
Quy trình và thủ tục cúng nhập trạch về nhà mới
Đối với quy trình cúng nhập trạch, gia chủ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sắp lễ vật nên mâm cúng
Các đồ lễ được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, đặt đúng hướng quay mặt vào bàn thờ gia tiên.
Bước 2: Thắp nhang khấn vái
Đích thân gia chủ sẽ thực hiện khấn vái thần linh và gia tiên trong lễ nhập trạch. Gia chủ cần ăn mặc chỉn chu, quần áo dài tay, ngay ngắn để thể hiện sự tôn kính. Không nên mặc quần áo cộc tay, váy vóc, hoặc ăn mặc xộc xệch, luộm thuộm vì như vậy là bất kính với gia tiên.
Gia chủ đọc bài văn khấn nhập trạch để xin phép thần linh được rước vong linh gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng, sau đó làm lễ khấn báo cáo với gia tiên và mời gia tiên về nơi ở mới.
Tiếp theo, lấy bông hoa nhúng vào bát nước ngũ vị cùng gạo vàng thần tài và vảy vào các góc nhà để cầu mong điều may mắn, bình an.
Bước 3: Đốt vàng mã
Sau khi khấn xong, gia chủ đợi nhang cháy hết thì đem vàng mã đi đốt cho thần linh và gia tiên trong nhà. Rượu trong mâm cúng được rải lên tro sau khi đã đốt vàng mã xong.
Cuối cùng, gia chủ xin phép thần linh và gia tiên được thụ hưởng đồ lễ.
Một số điều gia chủ cần lưu ý khi dọn về nơi ở mới
Ngoài mâm cúng nhập trạch cần chuẩn bị trước khi vào nhà mới, gia chủ cũng cần lưu ý một số điều sau đây để tránh xui xẻo.
Trước khi cúng nhập trạch trong nhà.
Trước khi cúng nhập trạch, gia chủ nên chuẩn bị một số thứ sau đây có sẵn trong nhà mới:
- Nên hoàn thiện gian bếp trong gia đình
- Sắp xếp vị trí ban thờ sẵn sàng để đặt mâm cúng nhập trạch và rước các bậc thần linh, gia tiên vào nhà
- Chuẩn bị sẵn lương thực, gạo nước, bàn ghế, chổi, chiếu trong nhà mới
- Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch đầy đủ, tươm tất
Ngoài ra, trong quá trình dọn nhà, chuyển nhà, gia chủ cũng cần tuân theo một số điều và kiêng kị một số điều như:
- Khi mang đồ vật vào trong nhà mới, gia chủ nên mang theo chiếu, đệm đang sử dụng vào đầu tiên. Sau đó đến bếp lửa (Có thể là bếp ga, bếp dầu, không nên mang bếp điện vì bếp điện chỉ có nhiệt, không có lửa, không tượng trưng cho gian bếp của gia đình truyền thống xưa).
- Gia chủ (thường là nam trong nhà) sẽ bước qua lò than và vào nhà trước tiên (bước chân trái trước), tay cầm theo bài vị gia tiên. Sau đó các thành viên cũng lần lượt bước qua lò than và cầm những đồ vật con lại
- Các thành viên trong gia đình nên cầm theo một vài vật dụng, đồ đạc trong gia đình trên tay khi bước vào nhà mới, không nên đi tay không, người không vào nhà. Người nào cũng có thể vào nhà chứ không cần kiêng kị tuổi của người vào nhà mới.
- Không nên để phụ nữ có thai hoặc người tuổi Dần phụ giúp việc cúng nhập trạch cho gia đình. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa thì đây là một số điều kiêng kỵ cần ghi nhớ để giữ bình an cho mọi nhà, tránh những bệnh tật phát sinh, vận rủi ập tới.
Lễ nhập trạch cần được thực hiện vào buổi sáng, trưa, tránh cúng nhập trạch vào buổi tối vì khí âm nhiều, khi đốt nhang dễ mời gọi vong linh lang thang bên ngoài vào nhà. Gia chủ nên đi xem ngày tốt để chuyển nhà, thời gian cúng nhập trạch để chọn được ngày giờ tốt nhất.
Ngày giờ tốt sẽ là ngày hoàng đạo đẹp, hợp với tuổi của gia chủ. Chọn được ngày tốt làm lễ cúng nhập trạch vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp gia chủ gặp được tài vận tốt, công việc suôn sẻ, thuận lợi, gia đình bình an. Nếu chẳng may cúng vào giờ xấu, gia chủ có thể sẽ phải gặp những điều rủi ro, không may mắn.
Sau khi cúng nhập trạch.
Sau khi hoàn thành lễ cúng nhập trạch, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nhiều gia đình chỉ cúng nhập trạch vì được ngày tốt chứ chưa sẵn sàng để dọn vào ở. Dù vậy thì trong ngày cúng cũng cần ngủ lại một đêm trong nhà mới để thể hiện ngôi nhà đã có chủ chứ không phải nhà hoang không ai ở.
- Sau lễ cúng nhập trạch, các thành viên trong gia đình từ lớn nhỏ cần phải đứng trước bàn thờ gia tiên để làm lễ cáo yết, cầu bình an trong gia đình.
Hy vọng với những thông tin trên đây, gia chủ đã biết được cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng nhập trạch vào nhà mới. Gia chủ có thể tham khảo trọn bộ đồ cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm để chuẩn bị mâm cúng nhập trạch gia đình được tươm tất nhất.