Hiển thị tất cả 2 kết quả

Giới thiệu nghi thức cúng cô hồn rằm tháng 7 tại Việt Nam hiện nay

Cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là cúng chúng sinh [ vong nhân ] là một trong những tập tục thờ cúng truyền thống phổ biến ở nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Vậy cách cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 ra sao, gồm những lễ vật gì, cúng cô hồn rải muối hay rải gạo trước? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết cách cúng cô hồn và những thủ tục sau cúng chúng sinh.

1,546,0003,812,000

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm những lễ vật nào?

Để chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn rằm tháng 7 chuẩn tập tục, gia chủ có thể sắp những lễ vật chính như sau:

  • Hương cúng cô hồn (hay còn gọi là nhang): Trong mâm cúng cô hồn, hương không nhất thiết phải cắm vào bát như bàn cúng gia tiên, gia chủ có thể chuẩn bị 3 – 5 nén hương nhỏ và cắm trực tiếp lên lễ vật chính trong mâm cúng cô hồn (heo quay/ gà luộc hoặc mâm lễ tam sinh)
  • Đèn cầy hoặc nến: Riêng đối với lễ cúng cô hồn, nến lại được xem là lễ vật lửa phù hợp hơn. Lý giải nguyên nhân thì nhiều người cho rằng, tất cả những lễ vật sắp lên mâm cúng cô hồn sẽ không đem lại vào nhà, đặc biệt không tái sử dụng, do đó lựa chọn nến là hợp lý nhất, an toàn và tiết kiệm chi phí.
  • Lễ trầu cau tươi cúng cô hồn, bao gồm: 1 quả cau tươi để nguyên vỏ, chũm cau và cuống, 1 lá trầu xanh, đặt chung vào 1 đĩa nhỏ.
  • Bộ 3 hũ Nước sạch, muối tinh và gạo tẻ: Mỗi loại sắp 1 lễ và đặt cạnh nhau
  • Tiền, vàng mã: 10 bộ đầy đủ
  • Tiền trần: Tiền lẻ là tiền giấy, mệnh giá 1 nghìn đồng, 2 nghìn đồng và 5 nghìn đồng, sắp chung vào 1 đĩa và không phân trật tự
  • Quần áo giấy (quần áo mã): 20 bộ với nhiều màu sắc, kích cỡ khác nhau dùng cho cả cô hồn nam và cô hồn nữ, cô hồn trẻ và cô hồn già
  • Trái cây tươi: Trong lễ cúng cô hồn, lễ quả không nhất thiết phải là mâm ngũ quả như cúng gia tiên hay các nghi thức cúng cầu may khác. Gia chủ có thể chuẩn bị rất nhiều loại quả và đa dạng màu sắc, xếp chung vào 1 đĩa lớn và đặt ở hướng Tây của bàn cúng cô hồn
  • Lễ hoa tươi: Loại hoa thường được dùng nhất trong cúng cô hồn là hoa cúc vàng, cắm hoa vào 1 lọ theo quy tắc số bông lẻ, từ 9 – 15 bông. Đặt lễ vật hoa ở hướng Đông của bàn cúng cô hồn
  • Các loại bánh kẹo, bim bim, mứt, oản, bỏng ngô, bỏng gạo, …: Tùy sự chuẩn bị của từng gia đình, song chuẩn bị càng nhiều, càng đa dạng càng tốt, Có thể xếp chung vào 1 đĩa lớn
  • Cơm tẻ: 1 bát có kèm theo muỗng múc cơm
  • Xôi nếp trắng: 1 đĩa
  • Cháo trắng nấu loãng: 1 tô to, có kèm theo muôi múc cháo
  • Gà luộc: 1 con gà trống luộc (đối với lễ vật gà, gia chủ có thể đặt riêng ra 1 đĩa lớn hoặc đặt chung lên lễ vật xôi nếp theo cách sắp lễ truyền thống).
  • Heo quay (nếu có điều kiện)
  • Thịt nướng hoặc thịt quay: 1 đĩa
  • Trứng luộc: 1 quả (hoặc có thể thay thế bằng mâm lễ tam sinh)
  • Món canh (không nấu tỏi)
  • Món xào (không xào vị tỏi)
  • Mía: Chặt thành từng khúc nhỏ, xếp 1 đĩa đầy
  • Khoai: Khoai lang luộc từ 15 – 19 củ

Nguồn gốc tục cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7

Nguồn gốc tục cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 tại Việt Nam xuất hiện khi nào và bắt đầu từ đâu?

Theo Đại Đức Thích Nhật Thiện (trụ trì chùa Giác Ngộ – Tp Hồ Chí Minh), tục cúng cô hồn được xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc từ bộ phận Tăng ni, Phật tử, sau đó dần dần với những giá trị tích cực, tục cúng cô hồn đã được nhân rộng ra dân gian trở thành nghi thức cúng cổ truyền, được truyền bá và có sức ảnh hưởng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Vậy nguồn gốc sâu xa của tục cúng cô hồn tháng 7 là gì?

Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, tục cúng cô hồn còn được gọi với tên gọi khác là cúng chúng sinh – bản chất là thờ cúng, bố thí những linh hồn đói.

Tục cúng này gắn liền trực tiếp với điển tích trong Phật giáo. Theo đó, vào một buổi tối, khi ông A Nan Đà (thường gọi tắt là ông A Nan) – nhân vật trong Phật Đạo –  đang ngồi trong tịnh thất thì bỗng có 1 con quỷ thân thể gầy gò, cổ dài, mặt đen, miệng phun ra lửa xông vào đứng trước mặt ông. Con quỷ nói với ông A Nan rằng 3 ngày sau ông sẽ chết, sau đó sẽ luân hồi vào kiếp ngạ quỷ, trở thành  1 con quỷ đói mặt cháy đen và bị bỏ đói như nó. Để giải thoát kiếp khổ, ông phải làm lễ cúng và bố thí đồ ăn cho mỗi con quỷ 1 hộc thức ăn, đồng thời phải soạn lễ cúng dường Tam Bảo.

Ông A Nan nghe xong vội vã đem câu chuyện này chạy đến gặp Đức Phật và xin được Đức Phật cho bài giải kiếp. Nghe xong,  Đức Phật đã khuyên ông A Nan làm lễ và truyền cho ông 1 bài chú cúng dường. Ông A Nan nghe lời Phật và làm theo nên đã thoát được kiếp nạn sau 3 ngày, đồng thời lại được tăng thêm phúc thọ. 

Kể từ đó, tục cúng cô hồn với nghĩa trực tiếp là “Phóng diệm khẩu” ra đời, sau nhân rộng ra dân gian là lễ xá tội vong nhân, bố thí cho những vong linh, cô hồn đói khát chưa được siêu thoát.

Thực trạng và ý nghĩa của tục cúng cô hồn tại Việt Nam

Thực trạng nghi thức cúng cô hồn, cúng chúng sinh ở nước ta hiện nay

Tục cúng cô hồn truyền thống được tổ chức vào tháng 7 âm lịch hằng năm, bắt đầu tính từ ngày 2/ 7 đến ngày 15/ 7 vì theo quan niệm dân gian, đây chính là khoảng thời gian tương đối dài Quỷ Môn Quan mở ra để các linh hồn cô quạnh (những người chết oan, chết ủy khuất, chết lẻ loi không nơi nương tựa, không được thờ cúng, không được siêu thoát, chết đường chết xá, …) có thể xuống trần thế.

Tuy nhiên hiện nay, ngoài tục cúng cô hồn truyền thống, một số bộ phận người Việt, nhất là những người làm ăn, kinh doanh buôn bán hoặc những người tín tâm còn thực hiện cúng cô hồn hằng tháng với mong cầu những cô hồn mới còn bị sót lại ở trần thế, bị bỏ đói, không nơi nương tựa cũng được cứu vớt, sẽ không làm nhiễu loạn cuộc sống của người trần, cản trở con đường làm ăn, buôn bán, sự nghiệp và bố thí chúng sinh.

Thực ra dù là ở nghi thức nào, tục cúng này cũng vẫn giữ được những ý nghĩa tốt đẹp, cần được giữ gìn và phát huy.

Ngoài ra, cũng xuất phát từ ý nghĩa như vậy, hiện nay tại Việt Nam, nhất là những người duy tâm, tín tâm, tôn giáo sẽ tránh ra đường khi không cần thiết, hạn chế đi lại xa, làm việc lớn cũng như tổ chức các sự kiện trọng đại vào tháng cô hồn vì cho rằng khoảng thời gian này cô hồn được phóng sinh, có rất nhiều cô hồn, oan hồn, vong linh chưa siêu thoát sẽ vương ở trần gian nên không may mắn.

Ý nghĩa cúng cô hồn trong đời sống hiện đại

Ý nghĩa trực tiếp: Cúng cô hồn có ý nghĩa bố thí, giải thoát cho quỷ diệm khẩu.

Ý nghĩa phổ quát hiện nay: Tùy vào thế giới quan của từng người, từng gia đình, tầng lớp, vùng miền cũng như phạm vi quốc gia, tục cúng cô hồn sẽ được hiểu với những ý nghĩa khác nhau, trong đó có thể kể đến 3 tầng ý nghĩa chính:

  • Cúng cô hồn để xá tội vong nhân
  • Cúng cô hồn cầu nguyện siêu thoát cho các hương hồn còn vương lại nhân gian
  • Cúng cô hồn bố thí cho những vong hồn đói

Dù nguồn gốc ra đời của tục cúng cô hồn nghe có vẻ không chân thực, song sự xuất hiện và duy trì tục cúng cô hồn hằng năm ở nhiều nước phương Đông nói chung, tại Việt Nam nói riêng vẫn mang một ý nghĩa nhân văn cao cả đó là việc làm phúc, bố thí, biểu hiện sự sẻ chia, tấm lòng nhân hậu, từ bi, bác ái. Đối với bất cứ quốc gia, dân tộc hay vùng miền nào thì đây thực sự là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và lưu truyền.

Hướng dẫn chọn ngày cúng cô hồn tháng 7 âm lịch hằng năm

Theo quan niệm dân gian, đối với nghi thức cúng cô hồn, gia chủ có thể chọn ngày và thực hiện nghi lễ cúng vào các ngày trong tháng 7 âm  lịch, trong đó tốt nhất là những ngày trước rằm tháng 7 (từ ngày mùng 2 tháng 7 đến ngày 14 tháng 7). Bởi theo quan niệm, đây là khoảng thời gian Quỷ Môn Quan được mở ra, các cô hồn, vong nhân không nơi nương tựa được phép lui về trần thế.

Trên thực tế, gia chủ cũng hoàn toàn có thể cúng cô hồn vào ngày 15/ 7, tuy nhiên do ngày cúng cô hồn 15/ 07 lại trùng với ngày Vu Lan báo hiếu của Đạo Phật, nên người ta sẽ thường rời lại 1 ngày để tránh việc 2 nghi lễ này bị chồng lên nhau.

Ngoài làm mâm lễ cúng tại nhà, nhiều người cũng có thói quen vào chùa khấn bái, cầu siêu thoát cho cô hồn vào những ngày đầu tháng 7 (mùng 1 tháng 7 âm lịch).

Những thủ tục sau lễ cúng cô hồn, cúng cô hồn rải muối hay rải gạo trước?

Sau lễ cúng cô hồn, 1 số thủ tục mang tính đặc thù của nghi thức cúng này là:

  • Thụ lễ cúng cô hồn
  • Hóa vàng
  • Rải gạo cúng
  • Rải muối 

Theo đó, trật tự rải gạo thường được rải trước, sau đó sẽ rải muối, hóa vàng và thụ lễ vật bằng hình thức chia lễ vật cho người xung quanh (không đem lễ vào nhà).

Muối, gạo và tro hóa vàng sẽ được rải ra sân vườn, ban công, ngoài đường (những nơi thoáng mát, nhiều gió). Việc giải gạo, muối và hóa vàng mang ý nghĩa là cầu mong sự no đủ, toại nguyện cho các vong linh, cô hồn để họ có thể được siêu thoát (cầu siêu).

Lưu ý: Đối với lễ vật tiền lẻ của người trần, gia chủ có thể giữ lại, tuy nhiên tốt nhất là cũng nên rải ngoài đường vì quan niệm tiền cúng cô hồn người trần tiêu sẽ không may mắn (và tuyệt đối không được phép dùng lại hay đem đi lễ chùa).

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tục cúng cô hồn, lễ vật cúng chúng sinh tại Việt Nam cũng như lý giải cho vấn đề cúng cô hồn rải muối hay rải gạo trước. Để chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn đơn giản, chuẩn tập tục và tiết kiệm thời gian nhất, gia chủ có thể tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng tại Đồ Cúng Nhân Tâm.

Cúng cô hồn xong có ăn được không

Theo quan niệm của người xưa, đối với mâm lễ vật cúng cô hồn thì gia đình không nên ăn cho rằng sẽ rước những vong linh không nơi nương tựa đi vào nhà và mang theo những điềm xấu và rủi ro cho gia chủ.

Thời nay, nhiều gia đình lại quan niệm rằng đồ cúng cô hồn là hoàn toàn có thể ăn được, xuất phát từ những lý do dưới đây: 

– Gia chủ thường sắm sửa lễ vật cúng cô hồn tại những nơi chuyên sản xuất các loại thực phẩm sạch, không phải ở những cơ sở sản xuất kém chất lượng.

– Đồ cúng cô hồn được để ở những nơi cao ráo và sạch sẽ nên sau khi cúng xong thì các đồ lễ này vẫn còn sạch và họ hoàn toàn có thể đem ra để ban phát cho các trẻ nhỏ đang chờ để “giật cô hồn”. 

– Theo đạo Phật thì không nên lãng phí thực phẩm và đồ ăn bởi ở nhiều nơi, người dân còn không có đủ cái ăn cái mặc. 

Hướng dẫn cách bày biện mâm cúng cô hồn

  • Đầu tiên gia chủ cần đặt bát lư hương và nhang ở trước mặt để làm tâm còn đèn nến thì đặt ở bên cạnh lư nhang.
  • Bát gạo và bát muối được đặt ở 2 bên lư nhang sao cho đảm bảo sự cân đối.
  • Tiếp đó, ta cần phải đặt 3 chén rượu, 3 cốc nước ở phía sau bát lư nhang.
  • Đến 6 đĩa xôi, 6 bát chè, 6 bát cháo cần được bày biện và sắp xếp thành một hàng ngang sao cho trông đẹp mắt nhất.
  • Hoa tươi và trái cây cần được sắp xếp theo đúng nguyên tắc Đông bình, Tây quả, tức lọ hoa tươi thì gia chủ đặt ở phía Đông còn đĩa trái cây thì gia chủ cần đặt ở phía Tây.
  • Sau đó gia chủ cần phải đặt giấy cúng và vàng mã, ở kề bên lọ hoa ta đặt đĩa bánh kẹo và kèm theo 1 bó nhang để thắp hương lúc cầu khấn.
  • Gia chủ cũng đừng quên 6 bộ bát đũa và thìa để các vị thần linh chứng dám lễ vật cúng cô hồn. 

Hướng dẫn cách cúng cô hồn tháng 7 chuẩn tâm linh

Thường thì khi đến dịp tháng 7 Âm lịch thì người dân mới cúng cô hồn vì lúc này là thời điểm mà các oan hồn được lên nhân gian để thụ hưởng lễ vật cúng bái. Tuy nhiên với những người làm ăn kinh doanh thì việc hàng tháng tổ chức lễ cúng cô hồn với mong muốn các cô hồn, dã quỷ không quấy phá và trêu chọc công việc làm ăn của họ.

Việc chuẩn bị mâm lễ vật được sắm sửa theo gợi ý phía trên. Trong lễ cúng này, gia chủ cần quan tâm tới nghi thức mời vong đi sau khi cúng. Theo kinh nghiệm được truyền lại của những thế hệ đi trước, sau lễ cúng cô hồn, nếu như gia chủ không biết mời vong đi thì các cô hồn vẫn sẽ quanh quẩn ở quanh nhà và quấy rối công việc cũng như đời sống của họ. Do đó, lễ cúng cô hồn sau khi được hoàn tất thì các gia đình cần phải mời vong đi.

Vậy, cần phải làm gì mới mời được vong đi sau khi lễ cúng cô hồn kết thúc. Mời vong đi sau khi cúng lễ cô hồn chính là việc mà các gia đình cần phải rải muối, rải gạo phía ngoài sân, ra phía ngoài đường và đốt hết các giấy vàng mã, áo giấy đã cúng.

Theo phong tục của dân gian Việt Nam, người dân cúng vào ngày rằm tháng 7 còn được gọi là ngày “Xá tội vong nhân”, tức là vào ngày này, Diêm Vương sẽ cho mở cửa ở dưới địa ngục để cho các cô hồn, dã quỷ khi tại thế bị thất cơ lỡ vận, không có nơi nương tựa và phải chịu nhiều oan trái ở kiếp trước được trở về dương gian. Chính vì vậy, so với những ngày thường trong năm mà tổ chức lễ cúng cô hồn thì mâm lễ vật trong ngày cô hồn rằm tháng 7 bao giờ cũng được đầy đủ và quy mô hơn. 

Cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 được áp dụng cho mọi gia đình đều có thể tổ chức được. Cúng cô hồn được thực hiện tại nhà riêng có thể được xem là một tập tục lâu đời từ xa xưa được lưu giữ qua nhiều thế hệ của người Việt. Cô hồn là những linh hồn bị bơ vơ và không có nơi nương tựa, không được siêu thoát, gia chủ cần làm lễ cúng khấn cho các cô hồn này là để tránh được sự quấy rối cũng như phá hoạt của các vong hồn chúng sinh bơ vơ này. 

Khác với mâm cúng lễ Phật và mâm cúng gia tiên đều có thể được tổ chức sớm hơn, lễ cúng cô hồn được tổ chức chậm nhất là vào buổi chiều tối của ngày 14/7. Bởi dân gian quan niệm rằng, đây là thời gian mà những vong linh ở trên đường trở về địa ngục, ngục Diêm Vương sẽ đóng cửa vào đúng ngày 15/7.

Cách cúng cơ bản rằm cô hồn tháng 7 như sau:

  • Sau khi đã chuẩn bị thật đầy đủ lễ vật cúng như ở phần trên gợi ý, gia chủ cần phải mang ra trước cửa, đặt ở ngoài sân miễn không được đặt trong nhà và phải đọc bài văn cúng khấn bái với âm lượng đủ nghe để tránh rước cô hồn vào nhà.
  • Trong khi đọc bài văn khấn cúng, chủ lễ cần phải thật tĩnh tâm, giọng đọc phải chuẩn. Trong bài văn khấn cô hồn tuyệt đối không được quên đọc rõ tên và địa chỉ của gia chủ.
  1. Những lưu ý quan trọng khi tổ chức lễ cúng cô hồn
  • Cúng cô hồn tuyệt đối không được cúng xôi và gà. Khi rải các sấp tiền vàng bày ra mâm, hãy sắp xếp theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó, mỗi hướng có từ 3-5-7 cây hương. Mâm lễ vật được đặt cúng ở ngoài sân, ngoài trời ở vị trí trước cửa nhà.
  • Người ta thường tổ chức lễ cúng cô hồn vào thời gian buổi chiều hoặc tối bởi theo quan niệm của dân gian, việc tổ chức cúng vào thời gian này thì ánh sáng sẽ yếu đi, các vong hồn mới tụ lại được dễ dàng để nhận được đồ cúng.
  • Đồ lễ vật cúng lễ cô hồn cần được phân thành: Bỏng, sắn, ngô, khoai, sữa, kẹo, bánh và bim bim được dùng để cúng cho thai nhi, bé đỏ.
  • Cháo loãng và nước mía là đồ cúng cho các vong linh rất thích hợp bởi cổ họng của các vong hồn, quỷ đói rất b, chúng chỉ ăn được cháo loãng và nước. Đặc biệt, món cháo loãng là món không thể thiếu được trong lễ cúng cô hồn, vì dân gian quan niệm rằng những cô hồn và dã quỷ bị đày đọa này phải mang theo mình một thực quản nhỏ hẹp nên khó có thể nuốt được đồ ăn thông thường. Bát muối hạt và bát gạo tẻ sau khi làm lễ cúng xong cần được rải xuống đường nhằm mang ý nghĩa tiễn cô hồn đi.
  • Bên cạnh đó, trong ngày lễ xá tội vong nhân còn cần vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí tứ tán cho các cô hồn thức ăn khắp bốn phương tám hướng. Quá trình cúng lễ cô hồn kết thúc thì cần hóa đồ vàng mã ngay tại khu vực cúng để cô hồn nhận xong sẽ đi ngay, nếu không chúng sẽ còn luẩn quẩy quấy nhiễu gia chủ về sau. 
  • Việc cúng cô hồn cúng rằm tháng 7 tại nhà nên được thực hiện theo trình tự: lễ cúng Phật, lễ cúng các vị thần linh, lễ cúng bậc gia tiên tiền tổ, lễ cúng cô hồn chúng sinh và cuối cùng là phóng sinh.
  1. Tổ chức lễ cúng cô hồn vào thời gian nào

Theo như lời kể của cha ông ta để lại thì vào tháng 7 âm lịch chính là tháng của những hồn ma hay còn được gọi là tháng của ma quỷ. Thông thường, người dân sẽ cúng lễ cô hồn từ mùng 2 cho đến 14 tháng 7 (âm lịch), bởi đây là khoảng thời gian Diêm Vương có lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan để cho ma giới về dương gian và đến đúng ngày 15 tháng 7 (âm lịch) thì Diêm Vương sẽ ra lệnh đóng cửa ngục vào đúng 12 giờ đêm.

Còn về việc nên cúng vào buổi nào trong ngày thì theo quan niệm dân gian, ánh sáng sẽ làm bại và suy yếu các cô hồn, dã quỷ nên khi được thả về dương gian và tự do ở trên dương thế thì các hồn ma thường có phản xạ sợ ánh sáng. Do vậy, chúng không dám đón nhận trực tiếp các lễ vật cúng tổ chức vào buổi sáng và vào buổi trưa. Chính vì vậy, việc cúng cô hồn nên được tổ chức vào buổi chiều tối hoặc được tổ chức vào lúc tối hẳn thì các cô hồn mới nhận được các đồ lễ mà gia chủ cúng cho.

Việc cúng lễ cô hồn cần được tổ chức thật tỉ mỉ và cẩn thận để không đem xui xẻo đến với cuộc sống và công việc của gia chủ. Nếu bạn không yên tâm khi đứng ra tự chuẩn bị và tổ chức lễ cúng thì hãy đặt ngay dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng Nhân Tâm để đặt mâm lễ trọn gói nhé.