Rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào? Lễ vật gồm những gì?

Rằm tháng 7 là ngày nào? Ý nghĩa của ngày rằm tháng 7, rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào để thể hiện sự biết ơn đến gia tiên, báo hiếu?

Lễ cúng rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành lễ cúng không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt Nam. Dù điều kiện kinh tế gia đình có khó khăn vất vả nhưng việc thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 vẫn luôn được những người con đất Việt chú trọng và chuẩn bị chu đáo. Hầu như ai trong chúng ta khi chuẩn bị nghi lễ đều thắc mắc rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào? Nên chuẩn bị những gì cho mâm cúng rằm tháng 7? Ý nghĩa to lớn của lễ cúng rằm tháng 7 là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những nội dung đó trong bài chia sẻ hôm nay nhé!

Rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào?

Tìm hiểu thêm:

Ngày rằm tháng 7 là ngày gì?

Theo tín ngưỡng văn hóa dân gian lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan (theo cách gọi của Phật giáo) hay còn được gọi là ngày xá tội vong nhân. Vào ngày này Diêm Vương sẽ cho phép mở cửa ngục và  ân xá cho vong nhân và cho phép các vong nhân trở về trần gian để hưởng lộc cúng chúng sinh. Chính vì thế mà ngày này cũng được gọi là ngày cúng Cô Hồn để mong các  vong linh không nhà không cửa, không có nơi nương tựa hay không có thân nhân có cơ hội được thoát sanh, được xá tội và được về cảnh giới an lành.

Đặt mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói
Đặt mâm cúng rằm tháng 7 trọn gói

Nguồn gốc và ý nghĩa lễ cúng rằm tháng 7 là gì?

Theo kinh Vu Lan Bồn ghi lại thì tục lễ cúng ngày rằm tháng 7 được xuất phát từ sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ. Theo tài liệu này nói rằng bồ tát Mục Kiều Liên sau khi tu luyện thành công phép thần thông thì nhớ đến người mẹ đã mất của mình. Ngài đã sử dụng phép thần thông của mình để nhìn khắp thế gian để tìm người mẹ đã mất của mình. Ngài đã tìm thấy mẹ dưới Âm phủ đang chịu cảnh làm ngạ quỷ để bù đắp những sai lầm trên dương thế. Mẹ của ngài phải chịu cảnh bị đói khát, hành hạ khổ sở khi làm ngạ quỷ.

Thương mẹ Ngài đã đem một bát cơm đến cho mẹ, nhưng bà vừa ăn vừa lấy tay che bát cơm để không bị các cô hồn khác tranh cướp do bị bỏ đói lâu ngày. Nhưng không ngờ rằng, thức ăn đưa lên miệng bỗng hóa thành lửa đỏ.

>>  Cách bài trí bàn thờ ông địa và thần tài theo đúng phong thủy

Sau đó Mục Kiều Liên đã tìm đến phật tổ để hỏi cách cứu mẹ. Phật tổ cảm động sự hiếu thảo của Mục Kiều Liên đã chỉ cho ngài cách cứu mẹ. Đó là: vào ngày rằm tháng bảy, ngại phải sắm lễ cúng để cung thỉnh các chư tăng khắp mười phương, và nhờ sự giúp sức của các chư tăng này cứu mẹ. Nhờ làm theo lời chỉ dẫn của Phật tổ mà Mục Kiều Liên đã cứu được mẹ. Kể từ đó mà dân gian lấy ngày rằm tháng 7 hàng năm là ngày để các hậu bối thể hiện sự hiếu kính đối với các bậc cha chú đi trước và cũng là ngày cúng cho các cô hồn, vong nhân.

Mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7 chi tiết và đầy đủ nhất.
Mâm cúng cô hồn, mâm cúng rằm tháng 7 chi tiết và đầy đủ nhất.

Rằm tháng 7 nên cúng vào ngày nào?

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam, thì ngày 15 âm lịch hàng tháng được gọi là ngày rằm. Các gia đình thường thắp hương, cúng bái vào đúng ngày 15 đó với ý nghĩa là cúng rằm.

Nhưng đối với lệ cúng rằm tháng 7 thì lại khác. Người dân thường sẽ không cúng rằm tháng 7 vào đúng ngày 15 tháng 7. Ngày thích hợp để cúng rằm tháng 7 chính là ngày từ ngày 2 đến ngày 14 âm lịch. Lý giải cho tục lệ này, thì như đã được đề cập ở phần trên của bài viết này. Ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch hàng năm chính là ngày Diêm Vương cho phép mở cửa địa ngục (Quỷ Môn Quan) để ma quỷ và vong hồn được tự do trở về dương thế để hưởng những lễ vật mà người trên dương thế cúng tế.

Và ngày 15 tháng 7 chính là ngày cuối cùng của kỳ mở cửa Quỷ Môn Quan, sẽ có rất nhiều vong hồn và người âm khó thể trở về âm phủ hay không thể nhận được đồ cúng vào ngày này. Chính vì thế mà người dân thường có tục lệ cúng tế vào khoảng thời gian từ ngày 2 đến ngày 14 tháng 7 để gửi các lễ vật đến người thân ở âm giới và ban phúc cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nhà không cửa.

Cúng rằm tháng 7 chay hay mặn?

Rằm tháng 7 cúng vào giờ nào là đẹp?

Thông thường vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ diễn ra 2 nghi lễ. Một là lễ Vu Lan theo Phật giáo để báo hiếu cha mẹ, ông bà. Hai là lễ cúng Cô hồn là lễ ban phước cho các vong hồn không nơi nương tựa. Chính vì thế việc lựa chọn giờ để thực hiện lễ cúng cũng cần được cân nhắc cẩn thận.

Trong phong tục tập quán của người Việt Nam, lễ cúng Vu Lan báo hiếu tổ tiên nên được thực hiện vào ban ngày để người nhà và gia tiên có thể nhận lễ vật và thành kính của người con trong gia đình. Còn với lễ cúng Cô hồn được thực hiện vào chiều tối hoặc tối. Các vong hồn thường sợ ánh sáng ban ngày vì ánh sáng ban ngày sẽ làm cho họ suy yếu. Vì vậy khi cúng vong hồn người ta thường thực hiện lễ cúng vào buổi chiều tối hoặc buổi tối để ban phúc cho các vong hồn.

Lễ cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Vì rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan báo hiếu và là ngày cúng Cô hồn cho các vong linh chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa mà lễ cúng sẽ bao gồm: cúng phật, cúng cô hồn, cúng thần linh và gia tiên. Ngày nay, tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà các gia đình sẽ thực hiện các lễ cúng khác nhau và có thể tổ chức tại nhà hoặc có thể đến chùa để thực hiện lễ cúng. Vậy đối với mỗi lễ cúng, chúng ta cần phải chuẩn bị những lễ vật gì?

>>  Hé lộ các cách làm bánh trung thu thập cẩm ngon, bổ, rẻ mà siêu đơn giản

Đối với lễ cúng Phật

Phật luôn là thần linh tối cao trong văn hóa của người Việt Nam. Vì vậy mà khi đặt mâm lễ vật để cúng phật cần phải đặt ở nơi cao nhất để thể hiện sự tôn kính với Phật. Mâm lễ cúng Phật tối thiểu bao gồm những vật phẩm sau:

+ Hoa tươi: hoa lễ dâng lên phật có thể là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa huệ,… Chú ý chỉ lên dùng một loại hoa duy nhất, và không được phép dùng hoa dại để cúng Phật. Vì làm như vậy sẽ được coi là không tôn trọng thần linh.

+ Mâm ngũ quả: mâm ngũ quả bao gồm 5 loại hoa quả khác nhau. Việc lựa chọn những loại quả cho mâm ngũ quả sẽ phụ thuộc vào văn hóa của từng vùng miền.

+ Chuẩn bị văn khấn: bạn có thể tham khảo văn khấn ở trong các sách văn khấn nôm phổ biến hoặc có thể thuê thầy phong thủy thực hiện nghi lễ cúng Phật.

Mẫu bài văn khấn cúng cô hồn, cúng chúng sinh rằm tháng 7 chi tiết và chuẩn nhất.

Đối với lễ cúng thần linh và gia tiên

Mâm lễ cúng thần linh thường được đặt dưới mâm lễ cúng phật và đặt trên mâm lễ cúng gia tiên. Đối với mâm cúng thần linh thì vật phẩm cần chuẩn bị đó là: gà trống luộc nguyên con và một đĩa xôi. Ngoài ra cần chuẩn bị thêm rượu, trái cây tươi và một bình hoa (có thể là hoa cúc hoặc hoa huệ). Còn đối với mâm cỗ cúng gia tiên thì cần chuẩn bị đầy đủ và gần gũi với văn hóa ẩm thực của từng vùng miền.

Mâm cúng gia tiên thường bao gồm một mâm cơm mặn hay mâm cơm chay tùy thuộc vào văn hóa và phụ thuộc vào căn nguyên của người âm lúc còn ở dương thế. Nếu gia đình chọn cúng mâm cỗ mặn thì cần chuẩn bị gà luộc nguyên con, xôi (xôi gấc, xôi đỗ hoặc xôi lạc), các món xào mặn và món canh. Ngoài ra tiền vàng mã, các đồ vật làm từ giấy, nến, hương nhang,… là những vật cúng không thể thiếu trong lễ cúng gia tiên.

Mâm cúng gia tiên vào ngày cúng cô hồn tháng 7

Đối với lễ cúng Cô Hồn (Cúng chúng sinh)

Mâm cúng chúng sinh phải được đặt ở ngoài trời, có thể chọn không gian ngoài sân trước cửa chính hoặc trước cổng chính. Những lễ vật cần chuẩn bị:

+ Tiền vàng: nên chuẩn bị 15 lễ, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy từng gia đình.

+ Quần áo chúng sinh: nên chuẩn bị từ 20 – 50 bộ để gửi đến các vong hồn.

+ Hoa, quả: hoa quả tùy chọn phù hợp từng vùng miền, nhưng cần có 5 màu khác nhau.

>>  Mâm cúng Mụ đầy năm cho bé trai và bé gái cần chuẩn bị những lễ vật gì?

+ Khoai lang luộc chín, ngô và sắn luộc chín: số lượng chuẩn bị sẽ tùy tâm từng người.

+ Bánh kẹo khô: mua nhiều bánh kẹo khô khác nhau, kèm theo bỏng, oản,… cho vào mâm cúng.

+ Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm gạo, muối, trứng để cúng chúng sinh.

Do là lễ cúng chúng sinh nên nhiều gia đình lo ngại rằng việc cúng chúng sinh tại nhà sẽ khiến chủ nhà mời thêm những vong hồn không chịu rời đi và quấy nhiễu cuộc sống, công danh của gia chủ. Trong trường hợp gia đình nào có suy nghĩ lo ngại này có thể đến chùa để thực hiện lễ cúng chúng sinh. Thông thường vào ngày này, các chùa đều tổ chức các lễ cúng chúng sinh và cầu siêu cho những vong hồn không nơi nương tựa, không người thân nơi dương thế. Ngoài ra khi cúng gia chủ có thể khấn nôm từ chính tâm nguyện của mình, bày tỏ sự cảm thông của mình đến các cô hồn. Sau đó chỉ đường các cô hồn đến các chùa lớn miếu to để có thể nương tựa sự vô lượng nơi cửa phật tâm linh.

Mâm cúng cô hồn đầy đủ và chi tiết.
Mâm cúng cô hồn đầy đủ và chi tiết.

Đặt dịch vụ cúng rằm tháng 7 ở đâu?

Ngày nay cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, ai ai cũng bận với công việc mà sự nghiệp của mình nên việc tự tay chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng 7 đầy đủ sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt khó khăn hơn nữa khi ta phải chuẩn bị 3 mâm lễ cúng khác nhau để có được một nghi thức cúng lễ rằm tháng 7 hoàn chỉnh.

Chính vì vậy mà nhiều người tìm đến các đơn vị dịch vụ để giúp họ có sự chuẩn bị tốt nhất và chu đáo nhất. Thực tế hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ đồ cúng trên thị trường. Điều này sẽ khiến cho việc lựa chọn một đơn vị vừa uy tín vừa chất lượng lại càng trở lên khó khăn hơn bao giờ hết.  Bạn không cần phải lo lắng, tất cả những gì bạn cần thì Thấy Là Thích đều có thể đáp ứng được.

Đồ Cúng  Việt Nam luôn lấy tiêu chí uy tín, chất lượng, tiện lợi và đặt niềm tin của khách hàng đặt lên hàng đầu song hành với tiết kiệm chi phí và giá cả cạnh tranh chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Dịch vụ Thấy Là Thích  đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và thực hiện các nghi lễ tâm linh, truyền thống của Việt Nam: từ khánh thành, xông đất cho đến mâm cúng đầy cữ cho bé hay mâm cúng rằm tháng 7.

Cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm và có kinh nghiệm sẽ giúp quý khách hàng có sự chuẩn bị tốt nhất. Không những vậy, Thấy Là Thích cung cấp các hình thức thanh toán và đặt hàng vô cùng linh hoạt với mức giá hợp lý sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi để khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao