Bài văn khấn cúng ông công ông táo

Tổ chức lễ cúng ông công ông táo đơn giản được xem là một lựa chọn phổ biến của người hiện đại vẫn còn giữ lại đời sống tâm linh trong dịp cuối năm. Vậy bài văn khấn cúng ông Công ông Táo ra sao? Mâm lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Ban thờ Ông Công ông Táo luôn xuất hiện trong mọi gian bếp

Cúng ông công ông táo được xem là một tục lệ truyền thống của người Việt Nam. Tổ chức lễ cúng ông công ông táo đơn giản nhưng đúng phong tục được chú ý thực hiện. Lễ vật cho đến mâm cỗ cúng ông công ông táo đơn giản đều cần chuẩn bị chu đáo. Bài chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn thêm hiểu rõ về tục lệ cúng kính này. 

Tìm hiểu thêm:

Phong tục cúng ông táo của người Việt Nam

Ông táo từ đâu mà có?

Sự tích ông công ông táo rất nổi tiếng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Ông công ông táo có nguồn gốc từ cặp vợ chồng có nhiều hiểu lầm đáng tiếc. Trọng Cao và Thị Nhi là vợ chồng nhưng không có con và chia tay. Thị Nhi sau gặp Phạm Lang và bằng lòng làm vợ chàng. Trọng Cao đi tìm vợ thì lâm vào cảnh nghèo khổ ăn xin. Trong thời gian này ông đã nghĩ đến việc đã làm sai với vợ nên tìm để xin lỗi.

Trọng Cao đến nhà Thị Nhi xin ăn thì nhận ra nhau và được mời vào nhà để nghỉ ngơi. Thị Nhi hối hận, hổ thẹn khi đã lấy Phạm Lang làm chồng. Vào đúng lúc Phạm Lang đi làm về nhà nên Thị Nhi đã bị rơi vào thế khó. Trọng Cao được Thị Nhi chỉ trốn ngoài đống rơm để tránh mặt Phạm Lang. Nào ngờ Phạm Lang đốt đống rơm để bón tro cho đồng ruộng.

Trọng Cao nấp trong đống rơm không dám ra ngoài vì sợ gặp Phạm Lang và vô tình bị chết thui. Thị Nhi mặc định Trọng Cao chết vì lỗi do mình nên đã nhảy vào đống rơm để chết theo. Thấy vợ như vậy Phạm Lang cũng nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Ngọc Hoàng đã cảm động trước tấm chân tình của 3 người nên cho phép họ ở bên nhau. 

Ngọc Hoàng hóa họ thành“ba đầu rau” hay “chiếc kiềng 3 chân” đặt ở nơi nhà bếp. Ngày nay người người vẫn tưởng nhớ đến ông công ông táo qua câu chuyện này. Họ vẫn truyền tai nhau kể về sự tích ông công ông táo.

Ông công ông táo hay táo Quân, táo Công chính là vị thần bếp. Thần đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống ấm êm của gia đình, giữ lửa cho gia đình. Ông công ông Táo chính là vị thần đại diện cho sự hạnh phúc, ấm êm trong nhà. Người Việt rất chú trọng đến việc thờ cúng ông công ông táo hàng năm. Thờ cúng ông công ông táo giúp nhà cửa ấm êm, xua đuổi tà ma, xua điều xui xẻo.

>>  Bài văn khấn cúng khai trương spa, cửa hàng, công ty mới thành lập [chuẩn] 2022

Ngày cúng ông táo

Vào dịp cuối năm có nhiều ngày cúng kính như đúng phong tục từ xưa để lại. Một trong những nghi lễ quan trọng phải kể đến đó là cúng ông công ông táo. Lễ cúng gồm có lễ đưa ông táo về trời và rước ông táo về nhà. Ngày cúng ông công ông táo được thực hiện đồng loạt tại nhiều địa phương trên cả nước.

Cúng ông táo là truyền thống của người phương Đông. Ngày cúng có sự khác nhau theo từng đất nước. Phong tục của người Việt Nam mỗi năm cúng ông công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Táo quân cưỡi cá chép, cưỡi ngựa để bay về trời. Đêm giao thừa là thời gian rước ông táo về lại nhà để đón năm mới. Ngày cúng ông công ông táo là thời gian chấm dứt mọi việc xui, bắt đầu nhiều điều mới.

Mâm cúng ông Công ông Táo

Quan niệm tâm linh khi cúng ông táo

Phong tục cúng ông công ông táo ở nước ta xuất hiện từ rất lâu. Đến ngày nay phong tục này vẫn còn tồn tại và thực hiện nghiêm túc. Cúng ông công ông táo là quan niệm về cuộc sống tinh thần thoải mái, dễ chịu. Cúng ông công ông táo cho biết 1 năm chuẩn bị kết thúc, đón năm mới bình an. Tục cúng ông công ông táo được người người, nhà nhà chú ý thực hiện.

Táo quân là vị táo canh giữ nhà bếp nên biết hết mọi việc trong gia đình. Việc tốt hay việc xấu đều được táo quân nắm giữ rõ ràng. Táo quân báo cáo Ngọc Hoàng mọi việc và mang đến sự may mắn cho gia đình. Táo quân sẽ mang lộc mới về nhà, xua đuổi đi những điều xấu cho gia chủ. Lễ cúng táo quân được chuẩn bị rất tươm tất, long trọng thể hiện lòng thành kính.

Cúng ông táo thường chuẩn bị mũ có cánh chuồng chuồng cho ông táo. Bà táo được chuẩn bị mũ không có cánh chuồng chuồng. Bộ quần áo giấy gồm có 3 bộ, cá chép giấy, ngựa bay giấy,… được chuẩn bị. Đây là những món đồ được chuẩn bị để đưa ông táo đi chầu trời. Văn khấn cho mỗi gia đình cũng được đọc trong khi làm lễ cúng ông công ông táo.

Lễ vật cúng ông Táo

Cúng ông công ông táo là phong tục có từ lâu đời của người Việt xưa đến nay. Lễ vật cúng thường có sự thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Nếu ngày xưa, người xưa chú trọng đến lễ vật để cúng thì hiện nay những điều này được tối giản. Lễ vật dùng để cúng ông táo gồm có:

Mâm cúng ông táo đầy đủ và trọn vẹn nhất
Mâm cúng ông táo đầy đủ và trọn vẹn nhất

Lễ vật cúng ông Táo truyền thống

Theo quan niệm truyền thống, cúng ông công ông táo cần chuẩn bị đủ:

  • Bộ mũ gồm 3 cái cho 2 nam, 1 nữ. Mũ nam có 2 cánh chuồng chuồng, mũ nữ không có cánh chuồng chuồng. Bộ đồ này bạn có thể mua tại nhiều điểm bán tạp hóa trong dịp cúng ông táo.
  • Cá chép là con vật tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông táo. Bạn có thể dùng cá chép giấy hoặc cá chép thật để cúng. Miền Bắc sử dụng cá chép sống để phóng sinh trong dịp cúng ông táo. Miền Trung, Nam thường dùng cá chép giấy để cúng ông táo.
  • Tiền vàng như một món đồ đi đường của ông táo bà táo. Tiền vàng càng nhiều chứng tỏ cuộc sống của gia chủ càng đầy đủ.
  • Áo quần cho ông táo bà táo được chuẩn bị sẵn tại cơ sở sản xuất.
  • Gà luộc là gà cồ, biết gáy ngụ ý cầu xin điều may mắn, sinh khí hiên ngang. Nhà có em bé thường hay chuẩn bị món đồ lễ này để tế ông táo.
>>  Bài văn khấn cúng đất đai được sử dụng nhiều nhất

Bài văn khấn cúng ông táo chi tiết và chuẩn nhất năm 2021

Văn khấn ông Công ông Táo ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần Thổ Công, Thổ Địa đã phù trợ cho gia đình trong suốt một năm đã qua cúng ông Công ông Táo còn là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt, hướng con người đến những điều thiện lương.

Mẫu bài văn khấn cúng ông táo chi tiết và chuẩn nhất năm 2021.
Mẫu bài văn khấn cúng ông táo chi tiết và chuẩn nhất năm 2021.

Mâm cúng ông Táo cơ bản trong cuộc sống hiện đại

Tùy theo vùng miền mà có sự khác nhau về mâm cỗ cúng ông táo. Miền Bắc, Trung, Nam đều tổ chức lễ cúng ông công ông táo với mâm cúng khác biệt:

  • Người miền Bắc cúng ông công ông táo có cá chép sống. Cá chép được phóng sinh tại ao, hồ, giếng,… sau khi tàn hương. Mâm cỗ gồm những món ăn đơn giản nhưng được bố trí công phu. Người Bắc cúng ông táo không quên cúng sớm. Bếp được dọn sạch sẽ trước khi cúng ông công ông táo.
  • Người miền Trung cúng ông táo có chuẩn bị bộ ngựa bay bằng giấy. Tại một số địa phương, bánh in được chuẩn bị 3 cái để dân lên ông táo. Đồ lễ bằng giấy được đốt toàn bộ sau khi rước ông táo về nhà. 3 chén nước, rượu, gà luộc nguyên con cũng được chuẩn bị để cúng.
  • Tại miền Nam, mâm cúng ông táo được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, công phu. Thịt luộc, gà luộc, bún mọc, hoa tươi,… là những món có trong mâm cỗ. Kẹo lạc, kẹo vừng đen là 2 loại kẹo không thể thiếu khi người Nam cúng ông táo. Người miền Nam thường thuê người nấu hoặc mua đồ nấu sẵn để cúng. Thời gian cúng là sau bữa ăn cuối cùng của ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

Hiện nay, cuộc sống ngày càng hiện đại phong tục cúng ông táo được đơn giản hóa. Cúng ông táo vẫn sử dụng vàng mã, bộ đồ giấy, cá chép, ngựa bay giấy,… Tuy nhiên thức ăn trong mâm cỗ được tối giản hóa. Bên cạnh đó nếu bạn thuộc nhóm khá giả, mâm cỗ cúng sẽ khang trang, đầy đủ. Gia đình thuộc top bình dân chỉ cần chuẩn bị đồ lễ cơ bản để cúng ông táo.

Điều kiêng kỵ khi cúng ông táo 

Tổ chức lễ cúng ông công ông táo đơn giản hay linh đình đều có nguyên tắc chung. Tuân thủ theo những điều cần kiêng kỵ sau đây sẽ giúp bạn thể hiện được trọn vẹn không khí tâm linh, long trọng của lễ cúng này:

  • Đọc văn khấn cúng ông công ông táo không nên đùa giỡn. Điều này thể hiện sự tôn trọng, chú ý đến việc cúng kính thần linh.
  • Người cung ông công ông táo cần tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ lịch sự, kín đáo.
  • Thể hiện lòng thành kính, tôn trọng với các vị thần linh khi cúng ông công ông táo.
  • Đọc văn khấn to, rõ, rành mạch, không đùa giỡn trong khi đọc.
  • Không nên cầu tài lộc, sung túc khi cúng ông công ông táo mà thay vào đó là những lời cầu chúc bình an.
  • Chuẩn bị đầy đủ lễ vật trong mâm cơm cúng ông công ông táo nếu có điều kiện.
  • Hạn chế bày biện, ca hát khi cúng ông công ông táo.
  • Không để nhà cửa, trang ông táo bị bẩn khi cúng.
  • Đồ cúng là thức ăn không nên đỏ bỏ, thay vào đó hãy ăn hết.
  • Giấy cúng, vàng mã cần đốt sạch, đốt cháy sau khi rước ông táo về.
>>  Bài văn khấn và mâm cúng giỗ tổ nghề tóc nail
Đọc văn khấn cúng ông Táo luôn là giây phút trang trọng

Lễ cúng ông công ông táo đơn giản được tiến hành như thế nào?

Tại nhiều vùng miền, lễ cúng ông công ông táo được tổ chức rất long trọng. Tuy nhiên tại nhiều nơi vẫn chú ý tổ chức lễ cúng ông công ông táo đơn giản. Dù cùng ông công ông táo đơn giản hay long trọng đều cần phải trải qua những nghi lễ như sau:

  • Dọn dẹp nhà cửa tươm tất, dọn dẹp trang cúng ông công ông táo, nhà bếp. 
  • Mua đồ cúng gồm có nhang, vàng mã, bộ đồ ông công ông táo, cá chép,…
  • Chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo gồm những món đồ truyền thống.
  • Bài trí tất cả đồ đạc lên trang ông táo theo đúng trật tự.
  • Thắp nhang, đọc bài khấn tiễn, rước ông công ông táo.
  • Thả cá chép nếu sử dụng cá chép sống để cúng ông công ông táo.
  • Sau khi rước ông công ông táo về nhà đốt toàn bộ vàng mã, đồ ông công ông táo, ngựa giấy,…

Đối với người có điều kiện khá giả, tổ chức lễ cúng long trọng vẫn cần thực hiện theo những điều trên. Mâm cúng đầy đủ cần chuẩn bị thức ăn, đồ lễ cẩn thận. Nghi thức cúng cần thực hiện đúng quy luật. Một số người mời thầy cúng về để tổ chức cúng ông công ông táo. Tuy nhiên điều này thật sự không cần thiết nếu bạn không có điều kiện tài chính.

Phong tục cúng ông công ông táo là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt. Cần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam theo đúng truyền thống dù cuộc sống ngày càng hiện đại. Cúng ông công ông táo bạn cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các món lễ vật cần thiết. Từ bài khấn cho đến những quy tắc cúng ông công ông táo đều phải đúng nguyên tắc.

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao.
[ văn khấn cúng ông Táo | hướng dẫn văn khấn cúng ông Táo | làm mâm cúng ông Táo | không cúng ông Táo | mâm cúng ông Táo nhập trạch | cúng ông Táo ngày rằm | mâm cúng ông Công ông Táo ngày rằm mùng 1 ]