Mâm cúng mùng 2 Tết chuẩn phong tục Việt

Cúng mùng 2 tết là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt. Việc làm này còn giúp cho các gia chủ cầu mong cho gia đình của mình có một năm mới vạn sự hanh thông. Vậy mâm cúng mùng 2 Tết gồm những gì?

mâm cúng mùng 2 tết chuẩn
Mâm cúng mùng 2 tết chuẩn | Bày cúng mùng 2 tết âm lịch

Tết nguyên đán là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm, vào dịp này thì toàn bộ con cái đi làm xa sẽ có thời gian để về nhà sau những ngày tháng làm việc xa quê hương. Tết còn mang đến những sự may mắn cho gia đình của bạn. Vậy gia đình của bạn đã biết cách cúng mùng 2 tết sao cho đúng và hợp lý hay chưa? Nếu chưa biết cách thì hãy theo chân chúng tôi cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

>> Sản Phẩm Liên Quan

Tìm hiểu thêm:

Ý nghĩa cúng mùng 2 tết

Những dịp tết nguyên đán đến đây chính là dịp để cho tất cả con cháu gần xa được đoàn viên và sung họp với nau sau một năm dài. Theo như những phong tục từ các thế hệ đi trước, vào ngày mùng 2 tết thông thường thì mọi người sẽ đi chúc tết các anh em nội ngoại gần xa. Và việc thờ cúng cũng sẽ được thực hiện đầy đủ trong mấy ngày tết, cụ thể được chuẩn bị từ ngày mùng 1 cho đến hôm hoá vàng.

Việc cúng tết nguyên đán nói chung là dịp để cho tất cả con cháu có thể phần nào thể hiện được lòng thành kính và sự biết ơn đến ông bà tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ độ trì, che chở và đặc biệt đã bảo vệ các thành viên trong gia đình của bạn qua một năm bình an vô sự. Cúng mùng 2 tết cũng nhằm mục đích để cầu mong tổ tiên và các vị chư thần cai quản trong khu đất mà mình đang sinh sống sẽ phù hộ cho công việc làm ăn của gia đình bạn luôn được suôn sẻ và bình an, mọi điều tốt lành sẽ luôn đến với mọi thành viên trong gia đình.

Ý nghĩa mâm cúng mùng 2 tết

Đối với cỗ cúng bạn có thể lựa cho cỗ cúng mặn hoặc có cúng chay tuỳ thuộc vào từng phong tục của mỗi gia đình. Gia đình nào có thờ phật thì bắt buộc mâm cúng phải chuẩn bị mâm cúng chay để dâng lên các bậc phật tử.

>>  Tổng hợp thông tin hướng dẫn chuẩn bị tiệc thôi nôi cho bé
mâm cơm cúng ngày tết
mâm cơm cúng ngày tết | mâm cỗ cúng mùng 2 tết | Bài cúng mùng 2 tết | văn khấn mùng 2 tết

Còn đối với các món trong các mâm cỗ mặn thì sẽ tùy biến theo điều kiện của mỗi gia đình. Đặc biệt, không thể nào thiếu các món ăn cơ bản của ngày tết như xôi, bánh chưng, thịt lợn, gà, giò. Bạn cũng nên căn cứ vào từng điều kiện hoàn cảnh kinh tế của gia đình bạn như thế nào, nếu điều kiện kinh tế gia đình của bạn tốt thì có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng lớn. Nhưng nói chung dù mâm cỗ cúng lớn hay nhỏ thì bạn cũng phải luôn chuẩn bị đầy đủ 4 món ăn cơ bản như thịt heo, dưa hành, bánh chưng, cơm tẻ.

Món bánh chưng thường sẽ là tượng trưng cho sự sinh sôi và nảy nở của muôn loài và con người một năm tuổi. Thịt lợn chế biến sẽ thuộc về âm, còn dưa hành sẽ thuộc về dương. Hai thái cực âm dương sẽ hài hoà lại với nhau tạo lên một biểu tượng đặc trưng cho sự phát triển.

Cơm tẻ hay được biết đến là một trong những lương thực hàng ngày. Vì thế, nên trong các mâm cỗ thường có nếp, có tẻ cũng như là biểu tượng có âm và có dương và có âm đầy đủ các lễ sinh đôi.

Còn đối với bát nước chấm bạn nên đặt ngay ở giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt ngay ở 4 góc mâm. Chúng sẽ tượng trưng cho trời đất vũ trụ, dù con người đang sống ở cõi âm hay cõi dương đều sẽ có cho mình một cuộc sống tốt.

Mâm cơm cúng của các gia đình thông thường sẽ được chuẩn bị rất công phu và vô cùng kỹ lưỡng. Thịt gà phải xuất phát từ thịt gà trống choai và được lựa chọn cẩn thận đến từng chi tiết như mào gà, hình dáng của con gà, đặc biệt là các cựa gà. Đa số người Việt Nam thường sẽ quan niệm rằng cựa gà mà bạn lựa chọn dẹp thì cả năm của bạn mới có thể sung túc và ấm nó.

Những lễ vật cần thiết cần phải có trong các mâm cúng mùng 2 tết

Theo như những quan niệm cũng như phong tục của ông bà ta để lại thì hầu hết các lễ vật mùng 2 tết phải luôn bao gồm một số các món ăn truyền thống. Bên cạnh đó, mọi gia đình còn phải chuẩn bị thêm một số các lễ vật khác không thể nào thiếu trong ngày này bao gồm trà, nhang, hoa quả, đèn, trầu cau, nước lọc.

Tuy nhiên, đối với mâm cúng mùng 2 tết bạn phải biết cách thay đổi làm sao cho phù hợp với những món ăn đã sử dụng cúng cho ngày mùng 1. Bởi vì, theo như những quan niệm của ông bà xưa thì những món ăn mà bạn cúng và dâng lên cho ông bà, ông bà sẽ thưởng thức và sẽ cùng với con cháu trong gia đình của bạn cùng nhau ăn uống. Khi bạn biết cách thay đổi món ăn sẽ giúp cho khẩu vị thưởng thức của ông bà được đa dạng hơn.

>>  Hoa cúng thôi nôi bé trai, bé gái chọn hoa gì và ý nghĩa của từng loại hoa
Mâm cúng mùng 2 Tết

Đối với những món ăn cần thiết phải chuẩn bị thì không có một cơ sở nào quy định cụ thể hết. Việc bạn chuẩn bị món ăn để cúng ông bà tổ tiên, cá vị thần tiên thì sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế mà bạn đang sở hữu và cũng sẽ tùy thuộc vào vùng miền mà bạn đang sống để có thể lựa chọn được cho gia đình của mình những món ăn phù hợp nhất. Hiện nay do nhu cầu xã hội phát triển nên bạn có thể lên  trên các trang mạng internet cũng có rất nhiều các bài văn khấn mà bạn có thể dành ra ít thời gian để tham khảo.

Ngoài việc chuẩn bị văn khấn và các vật phẩm thì bạn khi cúng cũng phải có cái tâm. Vì nếu cái có tâm và lòng thành tốt thì mọi điều ước mà bạn mong sẽ được các vị thần, ông bà tổ tiên sẽ nghe lời nguyện cầu từ bạn. Bên cạnh đó khi bạn thực hiện lễ bạn cũng phải thật túc và ăn mặc thật đúng cách để tránh những điều không may xảy ra đối với gia đình của bạn.

Ngoài việc chuẩn bị món ăn thì bạn cũng cần phải lưu ý rằng trong quá trình cúng thì bạn cũng phải chuẩn bị đầy đủ các văn khấu. Hầu hết các bài văn khấn sẽ luôn được mọi người chuẩn bị một cách đầy đủ và chính xác nhất   

Làm thế nào để chuẩn bị được mâm cúng mùng 2 Tết hợp lý nhất?

Sự khác biệt rõ rệt mà chúng ta có thể nhìn thấy ở những mâm cỗ cúng ngày mùng 2 Tết sẽ hay được so sánh với các mâm cúng của ngày tất niên 30 hay là những ngày hóa vàng như ngày mồng 3 và ngày mùng 4. Nói một cách đơn giản dễ hiểu thì mọi thứ sẽ được chuẩn bị gần giống với ngày mùng 1 Tết và cách chuẩn bị cũng sẽ tuỳ vùng miền khác nhau, sẽ có những đồ cúng và món ăn riêng biệt nhau.

Mâm cúng miền Bắc

Đối với các mâm cúng ở miền Bắc thì mọi người dân ở đây họ thường rất thích sự cầu kỳ và mâm cúng của miền Bắc phải mang đậm được bản sắc dân tộc. Một mâm cỗ cúng hoàn chỉnh thì sẽ phải bao gồm có 4 đĩa kết hợp cùng với 4 bát tượng trưng cho tứ trụ. Những món ăn không thể nào thiếu trong ngày cúng mùng 2 bao gồm gà luộc, bánh chưng và các loại chả giò, nem rán, thêm một đĩa thịt nấu đông kèm thêm một ít dưa hành muối.

Không chỉ vậy, bát canh xương nấu miến cũng được xuất hiện thường xuyên trong những mâm cỗ cúng ngày tết của người dân sống ở miền Bắc. Bên cạnh đó, những người sống ở Hà Nội thì món chè kho được làm ra từ gạo nếp, đỗ xanh và mùi thoang thoảng của hương bưởi cũng đã trở thành một trong những nét đẹp ẩm thực không thể nào thiếu trong những mỗi độ xuân về.

Mâm cúng miền Trung

Miền trung sẽ bao gồm một số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh… Thông thường thì tất cả những người sống ở khu vực miền trung đều sẽ có cách bày cỗ khá giống nhau với người miền Bắc. Nhưng từ Huế trở đi thì hương vị cũng như số lượng các món ăn cũng đã có nhiều sự biến chuyển.

>>  Cúng khai trương văn phòng mới – những điều cần lưu ý

Người miền Trung sẽ không gói bánh chưng mà thay đó sẽ gói bánh tét. Ngoài những món ăn đa số các vùng miền nào cũng có như món gà luộc, xôi, giò, họ còn thường làm ra những món ăn đơn giản như rau xào, thịt kho, chả ram, rau sống… Tất cả những món ăn cũng sẽ được chia đều ra thành nhiều đĩa nhỏ để thể hiện được sự chắt chiu và chia sẻ. Đôi khi những người miền trung còn dâng lên những mâm cỗ có các loại thực phẩm, món chay đặc biệt thường sử dụng vào ngày mùng 1 Tết. Những món ăn này đều sẽ có vị hơi mặn và khá cay nhưng luôn chan chứa được sự chất phát, khó nhọc của người dân miền biển.

Mâm cúng miền Nam

Hầu hết ở miền Nam, đối với mâm cỗ cúng vào ngày mùng 2 hay ngày mùng 1 đều sẽ không thể nào thiếu được những chiếc bánh tét, đĩa bánh tráng cùng với một nồi thịt kho tàu. Đối với hương vị và cách làm nên món thịt kho tàu ngon đúng điệu ở miền Nam thường sẽ hơi khác biệt so với các vùng miền còn lại. Bánh tét thì bên trong thường sẽ có nhiều nhân hơn thì các nhân khác như đỗ xanh, thịt mỡ có khi bạn bỏ thêm trứng muối, dừa nạo…

Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói

Bên cạnh đó dân miền Nam còn chuẩn bị thêm các món ăn như giò heo nhồi, gỏi ngó sen, phá lấu … Đặc biệt sẽ có những món hải sản để bổ sung dưỡng chất như các loại tôm, ghẹ. Ở miền Bắc mọi người thường sử dụng canh măng thì ở miền Nam thì không thể nào thiếu món canh khổ qua đây là món ăn được lựa chọn để dâng cúng lễ với ý nghĩa một năm khổ đã qua đi, đón năm mới luôn may mắn và bình an. Một số các món ăn kèm người dân miền Nam sử dụng có thể là củ cải, củ kiệu muối chẳng hạn.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều cơ sở bán mâm cúng và cỗ cúng nhưng giá cả quá cao, chất lượng và thực phẩm của mâm cỗ cúng không được đảm bảo khiến cho việc lựa chọn của người dùng gặp không ít những vấn đề khó khăn. Nếu bạn thực sự muốn sở hữu cho mình những mâm cỗ cúng tốt nhất hiện nay thì hãy đến với Thấy Là Thích đảm bảo bạn sẽ mua được cho gia đình của mình những mâm cỗ cúng chất lượng với giá bán vô cùng rẻ.

[ Mâm cúng mùng 2 Tết | hướng dẫn cúng mùng 2 tết | lưu ý khi cúng mùng 2 tết | mâm cơm cúng gia tiên | bài văn khấn cúng mùng 2 tết | mâm cúng mùng 2 tết trọn gói ]