Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm gồm những gì?

Cúng tất niên cuối năm là nghi lễ không thể thiếu trong các gia đình, doanh nghiệp ở Việt Nam. Thế nhưng nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của nó; cũng như cách chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm. Do đó hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn lý giải các thắc mắc này.

Vào dịp cuối năm bên cạnh việc bận rộn lo dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đón tết; mọi người còn phải thực hiện nghi lễ cúng tất niên cuối năm. Đây là một phong tục truyền thống được lưu giữ từ rất lâu. Đến nay nó vẫn thể hiện nét đẹp độc đáo về văn hóa của Việt Nam. Mặc dù mỗi năm bạn đều được thấy nghi lễ này. Thế nhưng mấy ai hiểu rõ về ý nghĩa của nó; cũng như cách thực hiện và mâm lễ cúng tất niên cuối năm sẽ gồm những gì? Đối với các bạn trẻ hiện nay đây là điều thắc mắc lớn mà mọi người luôn muốn tìm hiểu. Chính vì thế chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về nghi lễ cúng tất niên cuối năm này nhé!

Tìm hiểu thêm:

Vì sao bạn phải thực hiện nghi lễ cúng tất niên cuối năm?

Lễ cúng tất niên là một nghi lễ truyền thống được lưu giữ từ bao đời nay. Nghi lễ này thường diễn ra vào cuối năm để tiễn đưa năm cũ và đón năm mới. Đây cũng là một nghi lễ đánh dấu kết thúc 1 năm cũ và sắp đón năm mới. 

Theo quan niệm dân gian, nghi lễ này được thực hiện để xua tan khó khăn của năm cũ; để sẵn sàng chào đón năm mới tốt lành hơn. 

Theo quan niệm tâm linh, mỗi năm sẽ có 1 vị thần cai quản riêng. Vì thế lễ cúng tất niên là lúc gia đình, doanh nghiệp tiễn đưa vị thần cai quản năm cũ; chào đón vị thần cai quản năm mới đến. Chính vì thế mà nghi thức cúng tất niên cuối năm đóng vai trò rất quan trọng; không thể thiếu của mỗi gia đình/ doanh nghiệp. 

lễ vật cúng tất niên cuối năm
lễ vật cúng tất niên cuối năm

Ý nghĩa sâu sắc của lễ cúng tất niên cuối năm là gì?

Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay, lễ cúng tất niên cuối năm là lúc gia đình/ doanh nghiệp gửi lời cảm tạ đến các vị thần linh, ông bà tổ tiên đã phù hộ, giúp đỡ cho họ 1 năm qua. Cùng với đó, gia chủ và doanh nghiệp sẽ gửi lời thỉnh cầu đến các vị thần, ông bà tổ tiên mong năm mới. Các vị sẽ phù hộ, bảo vệ và giúp cho mọi việc được may mắn, làm ăn phát đạt. 

>>  Cách cúng Ông Địa Thần Tài mới thỉnh đúng nghi thức

Ngoài ra lễ cúng tất niên cuối năm còn là lúc để gia đình xin rước ông bà về đón tết. Đây là một nghi thức để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên; thể hiện nét đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. 

Bên cạnh đó lễ cúng tất niên cuối năm còn là lúc để mọi người sum họp để dùng bữa cơm cuối năm. Đây là lúc mọi người cùng nhau trò chuyện, chia sẻ về những điều đã qua ở năm cũ. Điều này sẽ giúp cho các thành viên thêm gắn kết, hiểu nhau hơn. 

Ở doanh nghiệp, lễ cúng tất niên là lúc cảm tạ ơn trên đã giúp đỡ cho việc kinh doanh. Đây là lúc đơn vị tổng kết những thành-bại trong năm cũ; và nêu lên những phấn đấu, phát triển trong năm tới. Ngoài ra đây là dịp để đội ngũ nhân viên gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ về công việc. Có thể nói lễ cúng tất niên cuối năm mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc. Do đó nghi lễ này cần thực hiện tốt để phát huy hết những vai trò và ý nghĩa của nó.

Lễ cúng tất niên cuối năm được thực hiện vào thời gian nào?

Lễ cúng tất niên cuối năm sẽ được tổ chức thường là 28, 29, 30 tháng chạp âm lịch. Tùy theo từng vùng miền, điều kiện của mỗi gia đình mà ngày cúng tất niên sẽ được thực hiện. Còn đối với doanh nghiệp sẽ tổ chức tất niên cuối năm sớm hơn để toàn bộ nhân viên có thể cùng tham gia. 

Riêng đối với giờ cúng tất niên thì tốt nhất bạn nên cúng sau 12h (giờ ngọ). Bởi theo quan niệm ông bà ta thì giờ chiều sẽ có phần âm lớn hơn. Do đó khi cúng vào giờ có phần âm sẽ mang đến giá trị tâm linh lớn. Điều bạn mong cầu sẽ được Thần Linh, ông bà tổ tiên dễ dàng nghe được.

mâm cúng tất niên cuối năm
Mâm cúng tất niên cuối năm.

Lễ vật cần chuẩn bị cho trong mâm cúng tất niên cuối năm là gì?

Các vật phẩm cần có trong mâm lễ cúng tất niên cuối năm ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau. Do đó các bạn cần nắm rõ điều này; để dễ dàng chuẩn bị lễ vật chuẩn xác nhất theo đúng phong tục của ông bà ta.

Miền Bắc:                                      

  • Miếng lòng gà
  • Dưa hành muối
  • Nộm
  • Thịt đông
  • Canh móng giò hầm măng
  • Xôi gấc
  • Bánh chưng
  • Giò hoặc chả lụa
  • 1 con gà trống luộc hoặc 1 heo luộc

Miền Trung

  • Gỏi gà bóp rau răm/ gỏi trộn tôm thịt
  • Măng khô ninh
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Giò lụa
  • Ram chả
  • Cá chiên
  • 1 miếng thịt luộc nguyên
  • Đĩa thịt xào
  • Bánh chưng

Miền Nam

  • Bánh chưng/bánh tét
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Thịt kho hột vịt
  • Củ cải ngâm nước mắm
  • Gỏi tôm thịt
  • 1 miếng thịt heo luộc
  • Giò chả, ram
>>  Lễ cúng hết cữ 3 tháng 10 ngày là gì và cách chuẩn bị lễ vật

Ngoài ra, bạn còn phải sắm sửa thêm các vật phẩm như: nhang, đèn, gạo, muối, trầu cau, nước trắng, nước trà, rượu, bánh kẹo, giấy tiền cúng tất niên, hoa tươi và mâm ngũ quả. Bởi đây là các vật phẩm không thể thiếu trong các nghi lễ cúng ở Việt Nam.

Doanh nghiệp có thể sắm sửa, bày biện thêm các lễ vật khác; tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi người. Mặc dù có thể thêm các vật phẩm; nhưng tuyệt đối không được bỏ bớt các lễ vật đã nêu ở trên nhé.

mâm cúng tất niên gồm những món gì
Chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm gồm những món gì?

Cách thực hiện nghi thức cúng tất niên cuối năm

Khi sắm sửa đầy đủ lễ vật, bạn sẽ bày biện toàn bộ vật phẩm lên mâm và đặt ở ngoài sân (ngoài trời) để cúng. Vì đây là mâm lễ cúng Thần Linh và để bố thí cô hồn nên phải được đặt ở phía trước/ngoài nhà. 

Khi chuẩn bị xong, đại diện cúng sẽ ăn mặc chỉnh chu, lịch sự để tiến hành thực hiện nghi thức cúng tất niên cuối năm. Bắt đầu người đại diện sẽ thắp đèn cầy và thắp nhang vái 3 vái rồi cắm vào bát hương. Sau đó sẽ đọc bài văn khấn cúng tất niên cuối năm gửi đến các vị Thần linh, ông bà tổ tiên. Cùng với đó họ sẽ đọc lời thỉnh cầu của mình gửi đến ơn trên; mong muốn năm mới sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. 

Sau khi khấn vái Thần Linh xong gia đình sẽ quay vào cúng trên bàn thờ ông bà tổ tiên trong nhà. Vì theo quan niệm dân gian các vị Thần Linh sẽ cao hơn ông bà; nên để thể hiện sự tôn trọng mình phải thực hiện cúng ngoài trước.

Khi nhang đã cháy sắp tàn, người đại diện sẽ vái 3 vái rồi mang giấy tiền vàng mã đi hóa; rồi rải gạo muối để bố thí các vong linh, cô hồn. Hoàn thành xong việc cúng tất niên cuối năm gia chủ sẽ tạ lễ mang toàn bộ vật phẩm xuống để cùng thụ lộc.

Những điều bạn nên lưu ý khi thực hiện cúng tất niên cuối năm

Để lễ cúng tất niên được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi mang đến kết quả tốt lành; bạn thì hãy lưu ý kỹ các vấn đề dưới đấy:

  • Gà cúng bạn nên chọn loại gà trống khỏe, mào cờ và mỏ vàng.
  • Hoa/quả lựa chọn để cúng phải là hoa tươi màu sắc rực rỡ, tuyệt đối không được cúng hoa/quả giả.
  • Trước khi cúng bàn thờ và bàn đặt mâm cúng ngoài sân phải được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ. Đặc biệt nơi đặt mâm cúng ngoài sân phải là nơi thoáng đãng, sạch sẽ.
  • Trước khi tiến hành nghi thức cúng mọi người cần xem xét, kiểm tra mâm lễ đã đủ đầy chưa? Nếu thiếu thì hãy chuẩn bị sao cho đủ đầy nhất; tránh trường hợp vừa cúng vừa mang lễ vật lên; sẽ không thể hiện được sự tôn kính của mình.
  • Khi thực hiện cúng người đại diện phải thể hiện được lòng thành kính của mình.
  • Trong quá trình thực hiện cúng gia đình cần giữ không gian yên tĩnh; tuyệt đối không để cho trẻ nhỏ hay chó mèo đến gần mâm lễ.
  • Đặc biệt trong ngày cúng tất niên nên tránh sự đổ vỡ hay khắc khẩu. Vì theo quan niệm xưa điều đó sẽ mang đến điềm giữ, không may cho gia đình vào năm tới.
>>  Điều cấm kỵ khi làm mâm cúng động thổ xây dựng công trình lớn

Dịch vụ cung cấp mâm lễ cúng tất niên cuối năm tốt nhất mà bạn nên chọn

Cuối năm là dịp mà mọi người đều rất bận rộn vì phải giải quyết các công việc còn dang dở ở năm cũ, và sắm sửa chuẩn bị đón tết năm mới. Chính vì thế để dành thời gian lo liệu, chuẩn bị mâm lễ đối với gia đình/doanh nghiệp là điều không thể. Vì thế các dịch vụ cung cấp mâm lễ cúng đã ra đời để đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng đưa ra, giúp bạn dễ dàng giải quyết những khó khăn này. 

Để có được mâm lễ hoàn chỉnh, tươm tất, đủ đầy và đảm bảo chất lượng bạn nên chọn dịch vụ cung cấp mâm cúng uy tín, chất lượng. Và Thấy Là Thích chính là đơn vị uy tín, đảm bảo được tất cả các tiêu chuẩn mà khách hàng đề ra. Bởi với nhiều năm kinh nghiệm tích lũy từ khi hình thành đến nay Đơn Vị chắc chắn sẽ mang đến 1 mâm lễ cúng đúng chuẩn phong tục nhất cho bạn. Đặc biệt đơn vị còn sở hữu các đầu bếp chuyên nghiệp, tay nghề giỏi sẽ mang đến đa dạng các lễ vật từ đơn giản đến kỳ công. Cũng nhờ đó mà mọi yêu cầu, ý muốn của khách hàng đưa ra đều được đơn vị đáp ứng một cách tốt nhất.

Bài văn khấn cúng tất niên 30 tết, mâm lễ vật cúng tất niên 30 tết
Chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm theo vùng miền.

Chưa dừng lại ở đó khi chuẩn bị xong lễ vật đội ngũ nhân viên đơn vị sẽ đến trực tiếp để tiến hành bày biện theo đúng quy định lễ cúng của nước ta. Có thể thấy khi lựa chọn Thấy Là Thích bạn không phải lo lắng bất cứ điều gì, cả về chất lượng dịch vụ mâm lễ đến chi phí. Bởi các vật phẩm luôn được tạo nên từ sản phẩm đạt chuẩn chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn giá cả mà đơn vị đưa ra luôn thấp hơn so với những đơn vị khác. 

Qua đây bạn đã hiểu rõ hơn về nghi lễ cúng tất niên cuối năm ở nước ta rồi nhỉ? Bên cạnh đó bạn sẽ không còn phải e ngại, lo lắng về việc chuẩn bị mâm lễ cúng như trước vì đã có Thấy Là Thích thay bạn làm điều này. Đảm bảo khi đến với Đơn vị bạn sẽ có được 1 mâm lễ cúng hoàn thiện, đủ đầy nhất đem lại sự hài lòng, ưng ý tuyệt đối.

[ chuẩn bị mâm cúng tất niên cuối năm | hướng dẫn cúng tất niên | lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tất niên | ngũ quả cúng tất niên | chọn ngày tốt cúng tất niên | giờ tốt cúng tất niên | cúng tất niên trong nhà hay ngoài sân | không cúng tất niên có sao không | ]