Chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi

Để có được một buổi lễ bài bản, bên cạnh việc nắm vững các nghi thức của buổi cúng lễ; và cách khấn vái thì việc cần thiết là phải chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cúng. Vậy bố mẹ cần chuẩn bị trầu cau cúng thôi nôi như thế nào?

trầu cau cúng thôi nôi
trầu cau cúng thôi nôi

Lễ vật cúng thôi nôi có lẽ là cụm từ được các cha mẹ tìm kiếm nhiều nhất; khi bé nhà bạn chuẩn bị tới giai đoạn tròn 1 tuổi. Tuy vậy, tùy theo văn hóa và phong tục tập quán của mỗi vùng miền; mà lễ cúng sẽ có các lễ vật và nghi thức cúng lễ thôi nôi có sự khác nhau đôi chút. Buổi lễ cúng thôi nôi muốn diễn ra thật thành công; thì mâm lễ vật cũng cần phải được cha mẹ quan tâm chuẩn bị thật chu đáo.

Tìm hiểu thêm:

MÂM CÚNG THÔI NÔI

Cúng thôi nôi là gì và ý nghĩa của lễ cúng

Dân gian cho rằng, đứa bé ở trong bụng mẹ cho đến lúc lọt lòng luôn nhận được sự chở che từ 12 bà Mụ. Thông thường trẻ con thường có sức đề kháng yếu nên dễ chết yểu. Do đó, khi em bé nào bước qua được các cột mốc đầu tiên trong giai đoạn; cũng có nghĩa là bé đã bình an để trưởng thành. 

Trẻ em khi sinh ra được 3 ngày thì gia đình cần phải làm lễ cúng đầy cữ. Đến khi bé đủ 1 tháng thì gia đình lại làm lễ đầy tháng; và khi tròn 1 năm tuổi, bé sẽ được làm 1 mâm cúng thôi nôi. Lễ cúng thôi nôi có nghĩa là ngày em bé được chính thức bỏ dùng nôi; và bước sang một tuổi mới với thật nhiều điều may mắn.

Tùy vào lòng tin cũng như quan điểm của mỗi gia đình mà việc tổ chức lễ cúng thôi nôi sẽ khác nhau. Lễ cúng thôi nôi cho bé vô cùng quan trọng. Bởi nó được dùng để cầu bình an, cầu phúc lành và cầu tài cho tương lại của bé. Ngoài ra, đây còn là cách để thể hiện lòng biết ơn của cha mẹ; và cũng là lúc để giới thiệu trẻ đến với mọi người trong gia đình, bạn bè và hàng xóm.

Thời nay, có rất nhiều gia đình do bận rộn với công việc mà không quan tâm đến việc tổ chức tiệc thôi nôi cho bé được. Tuy nhiên, cha mẹ nên tổ chức làm mâm cúng thôi nôi. Đây không phải là điều bắt buộc nhưng là việc nên làm để cầu những điều tốt nhất cho bé. 

>>  Mâm lễ cúng phá dỡ nhà cũ cần phải chuẩn bị ra sao?

Thôi nôi là 1 việc đánh dấu khi con yêu tròn 1 tuổi. Khác với 1 buổi tổ chức tiệc sinh nhật thông thường là chỉ có bánh kem và các loại bánh kéo, trái cây; lễ thôi nôi truyền thống được làm thành một mâm lễ. Mâm cúng thôi nôi của người Việt Nam có thêm nhiều đồ lễ vật tâm linh với mục đích tạ ơn 12 Bà Mụ cùng 3 Đức Ông. 

Bên cạnh đó, có nhiều gia đình còn chuẩn bị cả mâm đồ vật dự đoán tương lai cho trẻ.

Mâm cúng thôi nôi

Thông thường thì trong lễ cúng thôi nôi theo kiểu truyền thống thì mâm cúng sẽ được chia ra thành 2 mâm lễ. Theo đó, lễ cúng gốm mâm cúng các vị thần linh, gia tiên tiền tổ và mâm cúng tạ ơn Mụ bà cùng Đức Ông.

Theo như nghi lễ truyền thống, mâm cúng các vị thần linh và gia tiên dùng để cúng 3 vị thần đó là: Cửu Huyền thất tổ, Thành Hoàng bổn cảnh và gia tiên của gia đình. Trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam; gia đình có bao nhiêu bàn thờ ở trong nhà thì sẽ có từng ấy mâm cúng lễ vật thần linh và gia tiên được bày biện.

Trên mâm cúng thần linh và gia tiên sẽ bày biện các đồ lễ vật như sau:

  • 5 bát cháo cỡ nhỏ, 1 bát cháo cỡ lớn.
  • Đĩa thịt lợn luộc hoặc lợn quay (cắm 1 con dao trên con lợn quay).
  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả được lựa chọn theo phong tục vùng miền.
  • 1 chén rượu trắng, 1 ấm trà.
  • Rau 
  • Nhang hương, đèn hoặc nến.
  • 1 lọ hoa tươi.
  • Trầu cau
Lễ vật cúng thôi nôi cho bé
Lễ vật cúng thôi nôi cho bé

Ngoài ra, tùy thuộc vào phong tục hay văn hóa thờ cúng của từng địa phương; mà mâm cúng thần linh và gia tiên cũng có thể bổ sung thêm các đồ lễ vật khác. Mỗi gia đình có thể chuẩn bị thêm các đồ vật cúng lễ khác; như lợn quay, đồ hải sản, trứng hay bánh kẹo…

Đối với mâm lễ vật cúng các Mụ bà và Đức Ông, tuyệt đối không thể thiếu trầu cau và các lễ vật như xôi, chè, gà hay vịt luộc. Các lễ vật này cũng tùy thuộc vào tín ngưỡng và văn hóa địa phương, vùng miền để cúng bà Mụ – Đức Ông.

Số lượng các đồ lễ vật được tính theo số lẻ. Có thể kể ra một số đồ lễ cơ bản cho 1 mâm cúng Mụ và Đức Ông như sau:

  • 12 bát chè nhỏ trôi nước hoặc chè đậu trắng và 1 bát chè to
  • 12 đĩa xôi đậu nhỏ và 1 đĩa xôi to
  • 1 đĩa trái cây (trong đó cần lưu ý số lượng gồm 5 loại quả khác nhau; và tùy chọn theo phong tục địa phương).
  • 1 lọ hoa tươi.
  • 1 bát cháo lớn và 3 bát cháo nhỏ.
  • 12 cốc nước trắng và 12 chén rượu trắng loại nhỏ, thêm mỗi loại 1 cốc và 1 chén to.
  • 12 miếng trầu đã được têm.
  • 1 bộ đồ hình nam đối với bé trai (hoặc nữ đối với bé gái); và ghi tên cúng ngày sinh của bé trên đó.
  • 12 bộ quần áo, hài bằng giấy cúng loại nhỏ cho 12 bà Mụ và 1 bộ loại to cho Bà Chúa
  • 1 bộ bát và đôi đũa hoa.
  • 2 cây đèn cầy và 3 cây nhang.
>>  Tìm hiểu lễ cúng ông địa ngày rằm tháng 7

Trầu cau cúng thôi nôi

Dâng cúng thôi nôi có một lễ vật không thể thiếu đó là trầu cau đã được têm. Đây không chỉ thể hiện 1 nét đẹp văn hóa lâu đời trong truyền thống tâm linh của người Việt. Mà việc này còn thể hiện được tấm lòng của cha mẹ đối với 12 Mụ bà và Bà chúa đầu thai. Để khi bậc bề trên nhận lễ; tức là sẽ phù hộ cho bé được 1 đời bình an và gặp được nhiều may mắn.

Để có thể têm được trầu cánh phượng có độ thẩm mỹ cao thì việc đầu tiên mà cha mẹ cần phải chuẩn bị đó là nguyên liệu. Nguyên liệu để têm trầu cánh phượng bao gồm: Cau non, lá trầu, uế, vôi, vỏ, hoa hồng nhung, carot. 

Cách têm trầu cau cánh phượng cúng thôi nôi:

Bước 1

  • Lựa chọn lá trầu cần lưu ý chọn lựa lá trầu có độ lớn vừa phải, lá phải đều nhau. Sau đó, lá trầu cần được rửa sạch, để khô và xếp lá trầu gập lại theo đường sống lưng của lá.
  • Tiếp theo, bạn cần dùng 1 cái kéo để có thể tỉa được 2 cánh. Việc tỉa cần phải làm đến cả phần sống lưng rồi cuối cùng là tỉa ở phần răng cưa.

Bước 2: Tỉa phần vỏ thành hình đuôi phượng.

Bước 3

  • Bổ quả cau chia ra thành 3 phần có độ lớn bằng nhau.
  • Sử dụng 1 chiếc dao để gọt vỏ của quả cau. Đặc biệt, bạn cần lưu ý 1 điều đó là chỉ cần gọt tới 1/3 quả cau; để tao ra khe hở cắm trầu, vỏ và bông hoa vào. 
  • Đối với phần vỏ được tách ra ở 1/2 vỏ ở trên thì bạn cần phải tỉa thành răng cưa và chia thành 5 múi nhỏ.

Bước 4

  • Bạn cần phải gập lá trầu sang 2 bên rồi têm lại.
  • Tiếp theo, bạn cần phải cài miếng trầu đã têm vào khe hở của trái cau đã được tỉa.
  • Rồi cài thêm cánh hoa hồng nhung vào khe hở đó.
  • Cuối cùng là cài vỏ sầu đã được tỉa vào là đã hoàn thành sản phẩm trầu têm cánh phượng.

Chỉ cần thao tác với vài bước đơn giản là gia đình đã có thể tự têm được trầu cánh phượng. Tiếp theo thì cha mẹ chỉ cần bày trầu đã được têm ra đĩa; nên bày theo số lẻ và lưu ý phải bày sao cho phần đuôi lộ ra ngoài. Bởi khi bày như thế thì chúng ta có thể dễ dàng thấy được dường như có 1 đàn chim phượng đang chụm đầu vào với nhau. 

>>  Cúng thần linh rằm tháng 7 cần những gì phù hợp với văn hóa nhất?

Chuẩn bị mâm lễ vật đoán tương lai cho bé

Ngoài việc chuẩn bị sắm sửa đồ lễ vật tâm linh cho mâm cúng thần linh, gia tiên, Mụ bà, Đức Ông; cha mẹ có thể chuẩn bị thêm mâm đồ bốc đoán tương lai. Mâm cúng này cũng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng giống như mâm lễ cúng của các bậc bề trên. Trong đó có việc chuẩn bị trầu têm cánh phượng. Đây là một nghi thức bốc đồ truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ; với mục đích đoán trước được nghề nghiệp của bé trong tương lai. 

Trong lễ cúng thôi nôi, bé sẽ được thỏa sức bốc và lựa chọn các đồ vật mà bé thích nhất có ở trong mâm lễ vật. Số lượng đồ vật bốc tùy theo sự chuẩn bị của mỗi gia đình. Ngoài những lễ vật mang tính truyền thống, cha mẹ có thể thêm vào đó mâm lễ vật là những món đồ công nghệ mới và hiện đại. Mỗi một đồ lễ vật sẽ mang theo một ý nghĩa hay tượng trưng cho 1 công việc khác nhau.

  • Sách, vở: ý nghĩa chăm học và thích đọc sách.
  • Bút viết: Nếu bé chọn đồ vật này, rất có khả năng bé là người có hoa tay và sau này sẽ viết chữ rất đẹp. Tương lai, bé cúng là người có thiên về các ngành viết lách như báo chí hay sáng tác văn chương.
  • Ống nghe: Tượng trưng cho nghề y, có thể sau này bé sẽ trở thành bác sĩ hay y tá hoặc dược sĩ… chuyên làm nhiệm vụ cứu chữa người bệnh. 
  • Máy tính: đây và vật dụng liên quan tới công nghệ, chắc hẳn là bé rất thông minh. Bé có thể sẽ làm các công việc về kế toán, giáo viên hoặc trong ngành IT.
  • Máy bay hoặc ô tô: Bé chắc hẳn sẽ là một người có tính cách hiếu kì, năng động, yêu thích sự khám phá. Lớn lên, có thể bé sẽ trở thành một người phi công, một nhà khoa học làm về phát minh máy móc hay đồ điện tử.
  • Tiền: Rất có thể, khi lớn lên bé sẽ làm người lãnh đạo hoặc người đứng đầu liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán. 
Mâm bóc thôi nôi cho bé

Bạn và gia đình muốn mang đến cho bé một lễ cúng thôi nôi tốt nhất và thành công nhất, đánh dấu chặng đường phát triển mới cho bé. Đến với Thấy Là Thích chuyên dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói và đa dạng gói dịch vụ sẽ mang đến cho cha mẹ nhiều sự lựa chọn phù hợp nhất.