Cách sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng

Việt Nam được biết đến là một đất nước với nhiều nghi lễ văn hóa tâm linh. Trong đó rằm tháng Giêng là một trong những nghi lễ cúng quan trọng nhất trong năm. Bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ giới thiệu cho mọi người những thông tin cần thiết về cách sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng.

Sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng chay hay mặn?

Dân gian ta có câu “cả năm được rằm tháng bảy, cả thảy được rằm tháng giêng”. Câu nói này đã có từ xa xưa và được lưu giữ đến ngày nay. Vào ngày này, nhiều gia đình sẽ tổ chức những mâm cúng lớn tương tự với rằm tháng bảy trong năm. 

Tìm hiểu thêm:

Rằm tháng Giêng có ý nghĩa như thế nào?

Rằm tháng giêng ở Việt Nam được xem là một trong bốn ngày rằm quan trọng và lớn nhất trong năm. Rằm tháng Giêng được diễn ra trùng ngày 15 tháng 1 theo Âm lịch hàng năm. Đây là ngày rằm có ý nghĩa rất đặc biệt. Bởi vì đây là ngày rằm đầu tiên trong năm mà mọi người đón trăng tròn. Đồng thời rằm tháng giêng cúng trùng với ngày lễ Thượng Nguyên; hay còn được nhiều người gọi với cái tên là Tết Nguyên Tiêu. Rằm tháng Giêng không chỉ được mọi người biết đến là ngày lễ hội của riêng đất nước Việt Nam. Đây còn là lễ hội của nhiều quốc gia khác như Trung Quốc hay Hàn Quốc. Tết nguyên tiêu mang nghĩa là đêm trăng rằm thứ nhất thứ nhất trong năm.

Tùy vào từng vùng miền trên cả nước có những quan niệm văn hóa riêng. Ngoài rằm tháng giêng và rằm tháng bảy còn có những ngày rằm khác quan trọng. Tuy nhiên hầu hết thì đều quan niệm chung là trong một năm sẽ có 3 ngày rằm quan trọng nhất. Trăng to và sáng nhất, mọi người làm lễ cúng to nhất. Đó là rằm tháng bảy trong năm người ta gọi là Tết Trung Nguyên. Ngày rằm tháng mười người ta gọi là Tết Hạ Nguyên, còn rằm tháng giêng thì được người ta gọi là Tết Thượng Nguyên.

Do đó, mọi người đều quan niệm rằng đây chính là thời điểm quan trọng và thích hợp nhất; để mọi người cầu mong cho sự may mắn cũng như bình an trong cả một năm. Ngày lễ rằm tháng giêng này không chỉ là ngày lễ lớn trong năm đối với các gia đình theo quan niệm tâm linh, thờ ông bà tổ tiên. Đây còn là một ngày lễ lớn đối với những gia đình theo đạo Phật. Vào ngày này, nhiều gia đình thường đến chùa chiền để làm lễ Phật; cầu mong sự bình an, những điều thuận lợi, phát triển và đủ đầy. 

>>  Nên chọn những loại trái cây nào cho mâm ngũ quả cúng nhập trạch về nhà mới

Cách chuẩn bị mâm lễ cúng rằm tháng giêng

Tết nguyên tiêu rằm tháng giêng không chỉ là ngày tết của những gia đình Việt Nam thông thường. Đây còn là một ngày đại lễ của nhiều tăng ni và Phật tử. Vì thế, đối với những gia đình không theo đạo Phật; mọi người sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng khác. Đối với những người theo đạo phật thì mọi người lại phải chuẩn bị một mâm lễ cúng khác. Một bên sẽ chuẩn bị một mâm lễ mặn, còn một bên sẽ chuẩn bị mâm lễ chay. Chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách chuẩn bị 2 mâm lễ cúng với những thông tin sau đây.

Mâm cúng rằm
Mâm cúng rằm

Chuẩn bị mâm cúng thờ Phật trong ngày rằm tháng Giêng

Đối với những gia đình theo thờ đạo Phật và có bàn thờ Phật ở trong nhà; thường sẽ sắm mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng theo cỗ chay. Điều này sẽ giúp cho gia đình gia chủ cầu mong sự may mắn và bình yên đối với gia đình của mình. Lễ cúng chay trong ngày rằm tháng giêng sẽ bao gồm một số lễ vật sau đây:

  • 1 mâm ngũ quả gồm 5 loại quả khác nhau; màu sắc khác nhau và có ý nghĩa riêng của từng loại quả.
  • Xôi nếp đậu xanh hoặc xôi gấc, tùy vào sự lựa chọn của gia đình.
  •  Chè đậu xanh 
  • Một lọ hoa gồm 5 bông khác nhau. Thông thường người ta sẽ chọn hoa cúc làm hoa cúng rằm tháng Giêng. Gia chủ nên chọn những bông hoa còn tươi, tránh mua hoa đã bị héo úa.
  • Bánh kẹo ngọt, bỏng ngô, bỏng gạo
  • Và 1 mâm cơm với một số món chay 

Mâm cơm chay cúng rằm tháng giêng có thể có sự khác nhau; tùy vào điều kiện cũng như sở thích của từng gia đình. Tuy nhiên, dù ít món hay nhiều món; gia chủ cũng nên chú ý đến sự hài hòa và tươm tất của mâm cơm chay. Trong quan niệm về ngũ hành, vạn vật sẽ được quy thành 5 hành khác nhau; đó là hành Mộc, Hỏa, Thủy, Thổ và Kim.

Vì vậy mà trong mâm cúng chay để thờ Phật vào ngày tết Nguyên Tiêu; gia chủ cũng cần chú ý sao cho món ăn có đủ màu sắc 5 màu sắc của 5 hành này. Nên chuẩn bị một số món có màu đỏ để thể hiện cho hành Hỏa. Chọn những món có màu xanh để thể hiện cho hành Mộc. Nên chọn những món có màu trắng để thể hiện cho màu của hành Thủy. Một số món màu đen để thể hiện cho hành Thổ, gia chủ cũng nên chuẩn bị một số món có màu vàng để thể hiện cho hành Kim. Như thế mới tạo được hoàn chỉnh một mâm lễ cúng Phật; cúng rằm tháng Giêng tinh tế, hài hòa và cũng đầy đủ nhất.

>>  Bạn nên chuẩn bị những gì trong mâm cúng đầy cữ cho bé trai?

Chuẩn bị mâm cúng ngày rằm tháng Giêng 

Nếu những gia đình theo quan niệm của đạo Phật chuẩn bị lễ vật cùng với một mâm cơm chay. Đối với các gia đình không theo quan niệm của đạo Phật; hay những quan niệm văn hóa của những đạo khác sẽ chuẩn bị mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng để dâng cúng cho ông bà tổ tiên, dâng lên cúng cho các vị thần linh cản quản trong gia đình của mình.

Sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng

Đối với những mâm cơm cúng như vậy cũng rất quen thuộc. Bởi vì rất giống với các mâm cúng mà gia đình gia chủ chuẩn bị trong những ngày tết. Tùy từng sở thích, quan niệm riêng của từng gia đình; mà có sự chuẩn bị mâm cơm cúng khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt đến đâu thì mâm cúng chúng vẫn có những món cơ bản; phổ biến trong mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Giêng của người việt từ xa xưa đến nay. 

  • Canh măng ninh gà hoặc xương
  • Thịt gà hoặc thịt heo luộc
  • Giò chả và nem rán
  • Tôm, cua, mực
  • Bánh chưng
  • Thịt nấu đông

Mỗi món ăn ở trong mâm cơm cúng gia tiên rằm tháng giêng đều mang một ý nghĩa đặc biệt. Ví dụ như bánh chưng là thể hiện ý nghĩa của sự nảy nở, sự tốt lành, sự vuông vắn, sự đoàn kết và tròn đầy. Dưa hành trong bánh chưng là đại diện cho phần Dương; còn phần thịt lợn trong nhân bánh sẽ đại diện phần Âm. Dù ở nơi đâu thì Âm Dương cũng luôn cần có sự hòa hợp.

Do đó, trong mâm lễ cúng rằm tháng giêng; hầu như vùng nào cũng không thể thiếu được món ăn truyền thống và đặc biệt này. Bên cạnh đó, trong mâm cơm còn có sự đầy đủ của những loại gia vị. Cần có vị chua thanh của hành muối; có vị ngọt của bánh kẹo ngọt, cần vị cay của ớt cùng với vị mặn của muối và nước mắm. Như vậy thì trong mâm cúng của gia đình gia chủ mới đủ đầy, tươm tất; để cầu mong cho sự viên mãn và sự hạnh phúc.

Những điều không nên thực hiện trong mâm cúng rằm tháng giêng

Không sử dụng hoa, trái cây giả

Hoa giả và trái cây được làm giả từ chất liệu nhựa được nhiều gia đình ở Việt Nam sử dụng để đặt lên bàn thờ cúng. Bởi vì đây là những lễ vật nhìn rất bắt mắt, đặc biệt là nó có giá thành rẻ, binh dân mà lại dùng được lâu, không lo bị hư hỏng. Tuy nhiên, việc sử dụng hoa quả giả để làm đồ cúng này lại vô tình phạm phải những điều kiêng kỵ trong lễ cúng nói chung và lễ cúng rằm tháng giêng nói riêng. Thờ cúng cần phải dùng lễ vật tươi, thật. Không cần thiết, không quan trọng cần phải bày biện mâm cúng rằm tháng giêng sao cho hoành tráng, mà quan trọng nhất vẫn là cái thành tâm thành kính của gia chủ. 

>>  Mâm cúng thôi nôi bé trai, bé gái miền Trung cần chuẩn bị lễ vật gì?

Không dùng đồ chay giả mặn

Với những đối với gia đình có quan niệm theo đạo Phật hay những gia đình không theo đạo nào nhưng vẫn muốn tổ chức một mâm cúng chay để thể hiện lòng thành, giảm đi sự sát sinh của bản thân. Thì không được dâng lên trên bàn những món đồ chay giả mặn. Hiện nay những món chay đang được biến tướng từ những món ăn mặn trên trần gian, những món đồ chay giả mặn này có hình thức ở bên ngoài giống với đồ mặn bình thường. Do đó, không thể dùng những món đồ ăn giả mặn sẽ mang đến sự không thanh tịnh, không thể hiện được lòng thành của gia đình gia chủ.

Dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ

Các gia đình khi tổ chức cúng rằm tháng Giêng hay những nghi thức cúng khác cúng cần lau dọn lại bàn thờ của gia đình nhà mình. Khi lau dọn bàn thờ cần cẩn thận, không được làm xê dịch vị trí của bát hương. Trước khi lau dọn bàn thờ cần thắp một nén hương để khấn và xin ông bà tổ tiên, các vị thần linh, cúng thổ địa cho phép mình được phép lau dọn bàn thờ.

Rằm tháng giêng không cúng thủ lợn

Các gia đình không hiểu biết hết phong tục mà thực hiện theo quán tính, có thể cúng cả đồ chay cùng với đồ mặn trong cùng một mâm cúng ngày rằm tháng Giêng. Nhiều gia đình ở Việt Nam có quan niệm muốn làm một mâm cúng rằm tháng giêng thật hoành tráng do đó đã dùng thủ lợn với ý nghĩa như một lễ vật thể hiện sự sang trọng và đầy đủ của gia đình.

Tuy nhiên dùng thủ lợn để dâng cúng là điều không đúng với phong tục của người Việt Nam. Lợn là loài biểu hiện j tượng trưng cho sự phồn thực, là biểu trưng cho sự nhàn nhã, sung túc. Nhưng lợn cũng là loài vật tượng trưng cho thói phàm ăn và tục uống. Do đó, nếu gia chủ cúng thủ lợn thì có nghĩa là gia đình gia chủ đã sát sinh trong đầu năm mới. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới sự may mắn, ảnh hưởng tới vận phúc của cả gia đình gia đình trong năm.

Hiện nay, để tiết kiệm thời gian cho gia đình gia chủ, cũng như để chuẩn bị đầy đủ lễ vật đúng với ý nghĩa của từng mâm cúng mà các đơn vị dịch vụ đồ cúng ra đời rất nhiều. Những sự tiện lợi của nó đã dần thu hút và lôi kéo sự tin tưởng của nhiều gia đình. Dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Thấy Là Thích là một địa chỉ uy tín.

mâm cúng rằm hàng tháng
Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói chất lượng cao
[ sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng | mâm lễ cúng rằm tháng Giêng | hướng dẫn cúng rằm tháng Giêng | lưu ý khi sắm mâm lễ cúng rằm tháng Giêng ]