Cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước mới đúng chuẩn văn hóa Việt

Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là điều rất quan trọng. Nó quyết định đến sự may mắn, thuận lợi trong cả năm mới mà gia chủ cần phải biết.

Cúng giao thừa là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa Việt. Điều này đã được cha ông truyền lại từ đời này qua đời khác trong hàng ngàn năm qua. Nhưng cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước lại là điều mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Lễ cúng này cần chuẩn bị những gì? Kiêng kỵ điều nào? Tất cả sẽ được Thấy Là Thích giải mã ngay trong bài viết sau. 

Tìm hiểu thêm:

Cúng giao thừa là gì?

Để biết được nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước thì bạn phải hiểu đây là lễ cúng gì. Theo văn hóa Việt, cúng giao thừa còn được gọi là lễ cúng trừ tịch. Lễ này sẽ được gia chủ thực hiện vào khoảnh khắc giao thừa. Tức là thời điểm năm cũ chuyển sang năm mới. 

Các chuyên gia văn hóa tâm linh cho rằng; thời điểm thích hợp làm lễ cúng nhất là vào giờ Tý (khoảng 23h – 1 giờ sáng ). Đây là lúc đưa tiễn vị thần của năm cũ và chào đón vị thần năm mới đến nhà. Lễ cúng này, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ, văn khấn chu đáo, cẩn thận thì gia chủ cũng phải chú ý kiêng kỵ nhiều điều để giúp “tăng cát giảm hung” trong năm mới.

Cúng giao thừa là cúng ai?

Tương truyền, mỗi năm, Thiên đình sẽ cắt cử một vị quan xuống hạ giới trông coi mọi việc. Vì thế, lễ cúng giao thừa là lễ dùng để tế cáo với trời, đưa tiễn vị quan cũ và ngênh đón vị quan mới xuống nhân gian. Lễ cúng này được xem là lúc để các gia chủ cầu xin sự phù hộ độ trì của Trời Phật để gia đạo bình yên và thuận lợi, thành công trong năm mới.

Các vị thần cai quản hạ giới vào mỗi năm

Các nhà nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam đã nhận định, có 12 vị Hành Khiển và 12 vị Phán quan sẽ luân phiên nhau cai quản việc trần gian theo mỗi năm. Cụ thể như sau:

  • Năm Tý: Đây là năm do Chu Vương Hành khiển cùng Thiên ôn hành binh chi thần. Vị trí phán quan sẽ có Lý tào phán quan.
  • Năm Sửu: Năm này sẽ do Triệu Vương Hành Khiển và Tam thập lục thương hành binh chi thần xuống nhân gian. Cùng với đó còn có thêm Khúc tào phán quan xuống để trông coi mọi việc.
  • Năm Dần: 3 vị thần sẽ xuống nhân gian trong năm này chính là Ngụy vương Hành khiển cùng Mộc tinh hành binh chi thần và Tiêu tào phán quan.
  • Năm Mão: Năm này, Thiên đình sẽ cử Trịnh vương Hành khiển xuống hạ giới cùng với Thạch tinh hành binh chi thần và Liễu tào phán quan để cai quản mọi việc.
  • Năm Thìn: lễ cúng giao thừa của người dân hạ giới trong năm này nhằm nghênh đón Sở vương Hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần và Biểu tào phán quan xuống trông coi mọi việc.
  • Năm Tỵ: Năm này sẽ do Ngô vương Hành khiển và Thiên hao hành binh chi thần đảm nhận cùng với Hứa tào phán quan xuống tiếp quản nhân gian.
  • Năm Ngọ: Trong năm này, các vị thần được điều xuống nhân gian bao gồm: Tần vương Hành khiển và Thiên mao hành binh chi thần cùng Ngọc tào phán quan.
  • Nằm Mùi: Tống vương Hành khiển cùng Ngũ đạo hành binh chi thần song hành với Lâm tào phán quan sẽ xuống nhân gian vào năm này.
  • Năm Thân: Tề vương Hành khiển và Ngũ miếu hành binh chi thần được Ngọc hoàng phái cùng với Tống tào phán quan sẽ xuống trần gian.
  • Năm Dậu: Đây là năm mà 3 vị thần gồm: Lỗ vương Hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần và Cự tào phán quan sẽ được phái xuống trần gian để cai quản mọi công việc.
  • Năm Tuất: 3 vị thần là Việt vương Hành khiển cùng Thiên bá hành binh chi thần và Thành tào phán quan sẽ xuống nhân gian trong năm này.
  • Năm Hợi: Lễ cúng giao thừa năm này sẽ là lúc người dân hạ giới đón tiếp sự cai quản của 3 vị thần mới từ Thiên giới gồm: Lưu vương Hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần và Nguyễn tào phán quan.
>>  Hoa cúng thôi nôi bé trai, bé gái chọn hoa gì và ý nghĩa của từng loại hoa

Nên cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?

Việc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là điều mà nhiều người vẫn đang thắc mắc. Mặc dù biết cúng giao thừa là lúc gia chủ thể hiện sự thành kính lên thần Phật, gia tiên. Nhưng, cúng ở đâu trước mới là điều quan trọng. 

Theo quan điểm mà các chuyên gia văn hóa Việt Nam và các nhà phong thủy đưa ra; lễ cúng giao thừa nên được thực hiện ở ngoài trời trước. Vì sao vậy?

  • Thứ nhất, theo “tôn ti trật tự” thì Trời Phật xong mới đến Con người (tức là gia tiên). Vì thế, việc cúng ngoài trời tức là cúng chư vị Phật thánh 10 phương 8 hướng.
  • Thứ hai, việc làm lễ cúng ngoài trời trước sẽ là lúc “nghênh tân, tiễn cửu”. Đây là lúc chào đón quan hành khiển mới xuống nhân gian và tiễn quan hành khiển cũ về Thiên giới. Chỉ khi quan hành khiển mới xuống thì mới có thể chứng giám được mọi việc trong gia đạo; kể cả việc cúng gia tiên trong đêm giao thừa.

Sau khi hoàn tất lễ cúng giao thừa ngoài trời thì gia chủ mới vào cúng gia tiên ở trong nhà. Như vậy mới đảm bảo đúng chuẩn tâm linh văn hóa của người Việt.

Cúng giao thừa cần chuẩn bị mâm cỗ như thế nào?

Việc tìm hiểu cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước là điều quan trọng. Nhưng, chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ cũng là điều quan trọng không kém. Tùy theo mâm cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời mà các lễ vật cần chuẩn bị cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

>>  Tìm hiểu nghi thức cúng và giấy tiền vàng bạc cúng khai trương

Mâm cúng giao thừa ngoài trời

mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những món gì
mâm cúng tất niên cần chuẩn bị những món gì

Khi cúng ngoài trời, mâm cỗ cần chuẩn bị tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Bạn có thể chuẩn bị thịnh soạn hay đơn giản. Tuy nhiên, nhất định phải có các lễ vật sau:

  • Thủ lợn hoặc gà trống luộc
  • Bánh chưng
  • Hoa tươi
  • Rượu trắng
  • Trà
  • Trầu cau tươi
  • Vàng mã
  • Đèn/nến
  • Một chiếc mũ chuồn
  • Gạo,muối…

Lưu ý, với mâm cúng ngoài trời, tốt nhất, bạn nên chọn cúng bằng gà trống tơ mới tập gáy. Gà được chọn cần có mào cờ và đặc biệt là chưa từng đạp mái để đảm bảo sự sạch sẽ. Điều này thể hiện được sự thành kính, tôn trọng của gia chủ khi cúng Thần Phật ở ngoài trời.

Ngoài ra, mâm cỗ cúng ngoài trời nên đặt cúng về hướng Bắc hay hướng Đông; dựa theo hướng nhà của gia chủ. Cùng với đó, vị trí đặt mâm cỗ cũng phải đảm bảo sạch sẽ. Sau khi cúng ngoài trời, gia chủ sẽ dùng gạo muối để rải xung quanh nhà; như một cách để trừ tịch.

Mâm cúng giao thừa trong nhà

Trong nhà là mâm cúng gia tiên nên gia chủ có thể bày biện lễ vật như một mâm thiết đãi người thân trong gia đình. Ngoài các món ăn truyền thống của ngày Tết như: xôi, chả lụa, canh miến, gà luộc, bánh chưng; thì mâm cúng còn phải có các lễ vật sau:

  • Mâm ngũ quả
  • Nến/đèn
  • Cau trầu
  • Hoa tươi
  • Tiền vàng
  • Quần áo giấy….

Bên cạnh đó, tùy theo đạo mà gia chủ theo là đạo Phật hay không theo đạo mà chọn cúng mâm chay hay mâm mặn đều được. Bởi thực tế, mục đích của việc cúng gia tiên trong đêm giao thừa là mời tổ tiên, ông bà về sum vầy cùng con cháu trong năm mới. Vì vậy, điều quan trọng của lễ cúng là sự thành kính của các bậc con cháu.

Mâm cúng gia tiên trong nhà

Ở chung cư có cúng giao thừa ngoài trời được không?

Với những người ở chung cư thì không chỉ quan tâm cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Những gia chủ ở đây còn băn khoăn không biết liệu việc cúng ngoài trời có thể thực hiện được không?

>>  Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng khai trương công ty đầu năm

Theo chuyên gia phong thủy thì những gia đình ở chung cư tốt nhất là chỉ nên làm lễ cúng trong nhà. Bởi không gian ở bên ngoài chung cư khá chật hẹp. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc cúng bái. Tuy nhiên, khi cúng trong nhà cũng cần mở cửa sổ cho thông thoáng. Do thiết kế của các chung cư thường có không gian nhỏ hẹp; nên việc cúng bái có thể gây nên tình trạng bí bách.

Nếu gia chủ vẫn muốn làm lễ cúng giao thừa ngoài trời có thể đặt mâm cúng dưới sân toàn chung cư. Vị trí phù hợp nhất là nằm ngay chân hành lang của tầng nhà mình.

Cúng giao thừa cần kiêng kỵ điều gì để năm mới thêm may mắn, bình an?

Các thành viên trong gia đình cần lưu ý; nếu muốn năm mới bình an, may mắn thì  cần lưu ý một vài thông tin quan trọng sau:

Khi làm lễ cúng

cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước thì sự thành kính, trang nghiêm luôn là điều cần có. Không chỉ ở gia chủ mà còn ở các thành viên trong gia đình. Điều này thể hiện cho sự tôn trọng đối với các bậc thần linh cũng như gia tiên.

Khi nói chuyện

Đêm giao thừa là đêm bắt đầu cho năm mới. Vì vậy, lời ăn tiếng nói cũng phải cẩn trọng để không mang điểm xui rủi cho năm mới. Thời khắc giao mùa này, mọi người trong nhà tuyệt đối không cãi vã, to tiếng với nhau. Ngoài ra, lúc nói chuyện cũng không được dùng các từ kém may mắn như: thua, phá hay chết. Nếu lỡ nói phải thì nên hóa giải bằng cách nói : “Đó là lời trẻ con, không có lỗi gì”.

Sự có mặt của các thành viên

Giao thừa là lúc các thành viên trong gia đình sum họp với nhau; để cùng chuẩn bị đồ cúng, cùng thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên. Nếu đêm giao thừa mà các thành viên không đông đủ; cũng tượng trưng cho việc phúc lộc không dồi dào; tiền tài cũng vì thế mà không được sung túc như mong muốn.

Bên cạnh đó, một điều mà bạn cần lưu ý chính là sau khi cúng giao thừa; các thành viên trong nhà không được ai ngồi ở vị trí hai bên bàn thờ. Điều này được cho là đang tranh chỗ với tổ tiên của mình. Đây là hành động bất kính, có thể bị tổ tiên trách phạt.

Những chia sẻ trên của Thấy Là Thích hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về việc cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước. Nếu bạn cần hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng chất lượng, đầy đủ, giá tốt; có thể liên hệ đến chúng tôi để được phục vụ chu đáo nhất.

Dịch vụ Cung Cấp Mâm Cúng Trọn Gói
Thấy Là Thích chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói
[ cúng giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước | hướng dẫn cúng giao thừa | không cúng giao thừa có được không | cúng giao thừa ngày nào | cúng giao thừa quay hướng nào mới tốt ]